29 thg 3, 2021

THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM TRỤ SỞ LÀM VIỆC

Công ty Luật TNHH Greenlaw trân trọng thông báo đến quí khách hàng:Kể từ ngày 29/3/2021, Công ty Luật TNHH Greenlaw chuyển đến địa chỉ trụ sở mới tại: Tầng 3, Tòa nhà Số 158 Phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại : 024 666 38 234 Email: greenlaw.info@gmail.com
Hotline : 0967 984 900 / 0947 994 288 / 0976 642 869
Website : greenlaw.com.vn | greenlaw.vn
Vậy, chúng tôi xin thông báo tới Quí khách hàng được biết để thuận tiện cho việc giao dịch và quan hệ công tác. Rất mong tiếp tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ phía quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
Luật sư. Hoàng Văn Việt – Giám đốc Công ty

Nguồn bài viết: THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM TRỤ SỞ LÀM VIỆC theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thong-bao-chuyen-dia-diem-tru-so-lam-viec
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

8 thg 2, 2021

Năm 2020 đã chính thức khép lại và chúng ta chuẩn bị đón chào năm mới Tân Sửu 2021. Công ty luật TNHH Greenlaw chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý khách hàng, Đối tác trong thời gian vừa qua.
Công ty trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Đối tác Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 như sau:
Thời gian nghỉ: Từ 09/02/2021 đến hết 18/02/2021
Thời gian làm việc trở lại: Thứ Sáu Ngày 19/02/2021 Trong thời gian nghỉ lễ nếu có vấn đề phát sinh, Quý Khách hàng, Đối tác vui lòng liên hệ:
Hotline: 0976 642 869 để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Kính chúc Quý Khách hàng, Đối tác một năm mới nhiều SỨC KHỎE – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG – HẠNH PHÚC

Nguồn bài viết: theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/4272-2
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

1 thg 12, 2020

Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định

Công ty cổ phần chính là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, nhận được nhiều sự lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp mới. Vậy, công ty cổ phần (CP) là gì? Thành lập công ty cổ phần như thế nào? Đó chắc hẳn là điều thắc mắc của đa số doanh nhân mới khởi nghiệp.

thành lập công ty cổ phần
Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Để giải đáp được những khúc mắc này, công ty luật Greenlaw chúng tôi xin được trân trọng chia sẻ bài viết sau để quý vị có thể nắm bắt được thông tin và lựa chọn thành lập.

So sánh ưu nhược điểm công ty cổ phần

Ưu điểm

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; 

Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ phần sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ).

– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn;

Số lượng cổ đông trong công ty không giới hạn tối đa;

Mặt hạn chế

– Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

– Việc giảm vốn trong công ty cổ phần tương đối phức tạp;

– Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn, cổ đông mua cổ phần của công ty sẽ không có tên trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp mà chỉ được ghi nhận tại hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Tên doanh nghiệp: Không gây nhầm lẫn và không trùng lặp với những tên công ty nào đã được đăng ký trước đó trong phạm vi nước Việt Nam.

Bao gồm 2 thành tố là “Công ty cổ phần” +”tên riêng”

Địa điểm (trụ sở) chính: pháp luật quy định bắt buộc phải có trụ sở giao dịch. Không được đặt tại khu tập thể hoặc chung cư không có chức năng kinh doanh.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Khi đăng ký mở công ty cổ phần, ngành nghề lựa chọn phải thuộc hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Nếu doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề có điều kiện thì cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện về cổ đông công ty

Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Khi muốn thành lập công ty cổ phần, cần tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, số lượng cổ đông không bị giới hạn.

Việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần, các cổ đông chỉ cần cung cấp chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Căn cứ các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 mới nhất thì một bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định pháp luật

Thủ tục thành lập công ty cổ phần được quy định trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Người thành lập hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:

  1. Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
  2. Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  3. Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ;
  4. Đã nộp phí, lệ phí đăng ký theo quy định.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký công ty cổ phần, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng ĐKKD sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Sau đăng ký thành lập công ty cổ phần cần làm những gì?

– Treo biển tại trụ sở công ty.

– Công bố nội dung đăng ký công ty cổ phần. (Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp , phải thông báo triển khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định).

– Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp.

– Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế.

– Kê khai, nộp thuế môn bài và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và thống báo số tài khoản ngân hàng cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Nộp hồ sơ đặt in hóa đơn (Sau khi nộp hồ sơ đặt in hóa đơn doanh nghiệp nhận kết quả đặt in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn).

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Mức vốn quý vị đang thắc mắc ở đây chính là vốn điều lệ. Tại khoản 34 điều 4 luật doanh nghiệp đưa ra khái niệm: Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Nếu ngành nghề bạn kinh doanh không thuộc ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định thì pháp luật không quy định số vốn tối đa hay tối thiểu khi thành lập công ty cổ phần.

Còn nếu ngành nghề công ty bạn đăng ký có quy định về vốn pháp định để được hoạt động, thì đây cũng được coi là số vốn thấp nhất mà bạn phải đóng để mở công ty cổ phần.

Các cổ động phải thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày, tính từ khi được phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần

Greenlaw – công ty luật đã cung cấp dịch vụ thành lập công ty cổ phần cho hàng trăm doanh nghiệp, chúng tôi tự tin mang đến khách hàng của mình sự hài lòng và đưa tới lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.

Tới với Greenlaw, bạn sẽ được tư vấn bởi các luật sư, chuyên viên đứng đầu lĩnh vực, chúng tôi sẽ giúp bạn:

Cùng quy trình làm việc đơn giản, quý khách hàng chỉ cần cung cấp những giấy tờ sau đây:

  1. Bản sao công chứng Chứng Minh Nhân Nhân/Căn Cước Công Dân/Hộ Chiếu.
  2. Ngành nghề quý vị dự kiến kinh doanh

Những công việc còn lại, Greenlaw sẽ giúp bạn thực hiện và trả kết quả đúng theo thời gian thống nhất.

Cuối bài viết, chúng tôi hy vọng những thông tin về thành lập công ty cổ phần trên đây đã làm hài lòng quý vị. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty cổ phần của chúng tôi xin vui lòng liên hệ theo tổng đài 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất.

Nguồn bài viết: Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-cong-ty-co-phan
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Thủ tục thành lập công ty TNHH

Trong xu thế quốc gia khởi nghiệp như hiện nay, việc bạn có ý tưởng kinh doanh và muốn mở một doanh nghiệp để hiện thực hóa ý tưởng đó là một nhu cầu hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, việc thành lập một doanh nghiệp đối với đa số mọi người cũng không phải là một việc dễ dàng.

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra như: Thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH như thế nào? Nên lựa chọn loại hình TNHH 1 hay 2 thành viên? Nộp hồ sơ ở đâu? … Hiểu được khó khăn của quý vị, Greenlaw xin gửi tới bài viết giải đáp chi tiết sau đây.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

– Công ty TNHH là một trong các loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định trong nền kinh tế quốc dân do 1 cá nhân/tổ chức hoặc nhiều cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai hình thức là công ty TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp của chủ sở hữu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng từ ít nhất hai thành viên đến không quá 50 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân, trong đó mỗi thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn mà mình góp vào công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc.

Ưu – nhược điểm của loại hình công ty TNHH

Ưu Điểm Nhược điểm
– Chủ sở hữu hay thành viên công ty sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ & các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp nên giảm thiểu rủi ro đối với người góp vốn.

– Số lượng thành viên không nhiều, hầu hết sẽ là quen biết nhau, phù hợp cho quy mô kinh doanh nhỏ. Nên công ty trách nhiệm hữu hạn dễ quản lý và điều hành không quá phức tạp.

– Nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát số thành viên khi có thay đổi, cơ chế chuyển nhượng vốn chặt chẽ do đó hạn chế sự thâm nhập của người lạ.

– Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật nhiều hơn loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

– Do chỉ được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn vay nhưng không có quyền phát hành cổ phiếu. Nên công ty TNHH không được tham gia vào thị trường chứng khoán.

Tư vấn thành lập công ty TNHH

Sau đây, Greenlaw sẽ tư vấn cho quý vị về những điều kiện khi thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn mà pháp luật quy định.

Đặt tên cho công ty TNHH

Khi đặt tên, bạn cần chú ý về tên viết tắt, tên Tiếng việt và tên tiếng anh.

Tên tiếng việt

Tên công ty TNHH được cấu tạo và sắp xếp thứ tự theo 2 thành tố:

  • Loại hình: “Công ty TNHH” hoặc được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn”.
  • Tên riêng: viết bằng bảng chữ cái tiếng việt như F,J,Z,W có thể thêm chữ số và ký hiệu.

Tên nước ngoài

Tên nước ngoài của doanh nghiệp sẽ được dịch từ tên Tiếng Việt sang (thuộc hệ chữ La tinh) có thể dịch theo nghĩa tương tự hoặc giữ nguyên.

Lưu ý: nếu trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có tên nước ngoài thì khi viết hoặc in phải có kích thước nhỏ hơn tên tiếng việt.

Ví dụ: công ty chúng tôi là “Công ty luật TNHH Greenlaw” thì tên nước ngoài có thể viết là “Greenlaw limited company”.

Tên viết tắt

Là tên được viết tắt từ Tên tiếng Việt hoặc Tên nước ngoài.

Bạn nên tham khảo các tên doanh nghiệp khác và tiến hành kiểm tra xem tên công ty của mình có bị trùng lặp với tên đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hay không. Việc trùng lặp sẽ bị Phòng đăng ký kinh doanh từ chối tên dự kiến đăng ký.

Địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. theo luật doanh nghiệp quy định, trụ sở sẽ không được phép đặt tại căn hộ chung cư và nhà tập thể.

Địa chỉ công ty TNHH bao gồm địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chọn ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp cần chọn lựa ngành nghề cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam và được điền tại giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hay chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

Số vốn điều lệ không quy định mức vốn tối thiểu, nhưng đối với trường hợp ngành nghề pháp luật yêu cần vốn pháp định thì phải đảm bảo số vốn tối thiểu cho ngành nghề đó.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tnhh

Theo quy định tại điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020 hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật ký, ghi rõ họ tên trong Giấy đề nghị; Người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn ký, ghi rõ ghi tên trong Điều lệ và Danh sách thành viên góp vốn.

Thủ tục thành lập công ty TNHH

Quy trình thành lập công ty TNHH được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi dự định đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty.

– Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và ra thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung nếu hồ sơ có sai sót. Nếu nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp có 60 ngày để bổ sung hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả

– Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ hợp lệ. Người nhận cần tới bộ phận một cửa để nhận kết quả.

Chi phí thành lập công ty TNHH: Kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2018, lệ phí khi nộp hồ sơ là 100.000 vnđ + phí đăng bố cáo: 300.000 vnđ.

Những công việc cần làm sau thành lập

– Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải khắc dấu pháp nhân của công ty, và công ty có quyền quyết định về nội dung, số lượng con dấu của công ty sau đó phải thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp mình và công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (theo quy định tại Luật Doanh nghiệp).

– Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đi vào hoạt động, công ty cần phải tiến hành thủ tục xin giấy phép con tại cơ quan cấp phép trước khi hoạt động.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty tnhh thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đúng quy định lên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

– Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế, và trong vòng 30 ngày sau khi thành lập, doanh nghiệp phải nộp lệ phí thuế môn bài cho cơ quan quản lý thuế. Mức đóng lệ phí môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ đã đăng ký (2.000.000 đông/năm đối với vốn điều lệ dưới 10.000.000.000 đồng, 3.000.000 đồng đối với vốn điều lệ trên 10.000.000.000 đồng).

– Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai các loại thuế hàng tháng hoặc hàng quý, nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan quản lý thuế.

Giải đáp câu hỏi của khách hàng

Câu hỏi 1: Một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu công ty tnhh?

Trả lời: Không giới hạn. Bạn có thể thành lập nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn.

Câu hỏi 2: Thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì?

Trả lời: Bạn cần chuẩn bị: CMND/Căn cước công dân/Passport và ngành nghề dự kiến sẽ kinh doanh.

Câu hỏi 3: Công ty tnhh 2 thành viên trở lên có trên bao nhiêu thành viên mới thành lập ban kiểm soát?

Trả lời: khi có 11 thành viên trở lên

Câu hỏi 4: Thành lập công ty tnhh cần vốn bao nhiêu?

Trả lời: Bạn có quyền quyết định số vốn thành lập của mình do pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu bạn phải bỏ ra. Trừ trường hợp ngành nghề bạn kinh doanh phải yêu cầu mức vốn pháp định.

Các chuyên viên của Greenlaw luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc,  tư vấn thành lập công ty TNHH cho quý khách hàng. Hãy liên hệ vào hotline của chúng tôi qua 024.666.38.234.

Nguồn bài viết: Thủ tục thành lập công ty TNHH theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-cong-ty-tnhh
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

30 thg 11, 2020

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Bạn đang có ý định nhập khẩu mỹ phẩm về để kinh doanh, buôn bán. Nhưng còn thắc mắc thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào? Khi tiến hành nhập khẩu có các quy định gì về pháp luật? Sau đây Luật Greenlaw sẽ giải đáp các thắc trên qua bài viết dưới đây.

thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Mỹ phẩm là gì?

Căn cứ tại Điều 2, thông tư 06/2011/TT-BYT. Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng trên những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài).Mục đích chính là để làm sạch, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt…

Những sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng bao gồm: son môi, phấn mắt, kem dưỡng da, mặt nạ, serum, bộ sản phẩm chăm sóc da…

Doanh nghiệp cần chú ý một số sản phẩm không được xem làm mỹ phẩm được quy định tại Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý Dược.thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mới nhất.

Mã HS và thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Bạn muốn thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm diễn ra nhanh chóng và chính xác, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

– Đa số các mặt hàng mỹ phẩm đều có mã số hàng hóa thuộc tiểu mục 3304 “Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân”

Mã HS

Mô tả hàng hóa

Ví dụ về hàng hóa

Thuế nhập khẩu ưu đãi 125/2017/NĐ-CP

33.04 Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.
3304.10.00
– Chế phẩm trang điểm môi Son môi, son dưỡng… 20
3304.20.00 – Chế phẩm trang điểm mắt Bột nhũ mặt, phấn trang điểm mắt, phấn kẻ mắt…. 22
3304.30.00 – Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân nước sơn móng tay, Tinh dầu dưỡng móng, Dung dịch tẩy móng tay , …. 22
– Loại khác:
3304.91.00 – – Phấn, đã hoặc chưa nén Phấn phủ trang điểm, Phấn trang điểm , Phấn thơm , phấn lót trang điểm, Phấn má …. 22
3304.99 – – Loại khác:
3304.99.20 – – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá Gel trị mụn, Kem chống mụn, Kem dành cho da mụn , Kem dưỡng da trị mụn trứng cá , Kem trị mụn, Kem trị mụn trứng cá …. 10
3304.99.30 – – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác Kem dưỡng da ban đêm , kem dưỡng da ban ngày , kem dưỡng da chân , kem dưỡng da chống nắng , kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể , kem dưỡng da tay , Nước hoa hồng…. 20
3304.99.90 – – – Loại khác Bộ sản phẩm dưỡng da, nhũ tương, mặt nạ, serum…. 20
3401.30.00 – Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng Sữa rửa mặt, gel rửa mặt… 27

– Việc để xác định một mã HS của một mặt hàng dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

– Nhập khẩu mỹ phẩm các doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố Mỹ phẩm với Cục quản lý dược. Vì vậy, để làm thủ tục hải quan cho lô hàng mỹ phẩm nhập khẩu các bạn cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm.

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Sau khi có số tiếp nhận trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, bạn có thể xuất trình cùng bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan.

Hồ sơ xin công bố mỹ phẩm bao gồm:

– Đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường ( có ký đóng dấu của doanh nghiệp).

– Bảng thành phần (COA).

– Phiếu công bố mỹ phẩm: (2 bản cứng) kèm dữ liệu công bố.

– Giấy ủy quyền của nhà sản xuất (LOA).

– Certificate of free sales ( CFS) – cần có dấu hợp pháp hóa Lãnh sự.

Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm có:

– Invoice, packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)

– Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp)

– Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB

– Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá Exw

– Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm: Bản chụp, trường hợp công bố làm từ tháng 1/2016. Các trường hợp công bố từ năm 2012, 2013, Doanh nghiệp cần xuất trình phiếu công bố mỹ phẩm gốc và bản chụp để cán bộ hải quan kiểm tra tính xác thực của hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ:

– Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

– Cơ quan Hải quan.

Thời hạn giải quyết:

– Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố, Cục Quản lý dược ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (trường hợp hồ sơ công bố chưa hợp lệ).

– Lưu ý: Trên thực tế, thời gian giải quyết này có thể kéo dài hơn (khoảng 01 tháng) so với quy định của pháp luật vì tính chất cũng như số lượng công việc cần giải quyết.

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu

– Công bố mỹ phẩm là điều kiện bắt buộc với các mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu về Việt Nam.

– Thành phần của sản phẩm thay đổi theo tháng năm. Nên trước mỗi lô hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thành phần sản phẩm có thay đổi không? Nếu có sự thay đổi, cần làm công bố mỹ phẩm mới cho sản phẩm.

– Khi nhập khẩu, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT:

  • Thuế VAT của mỹ phẩm là 10%
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mỹ phẩm hiện hành là dao động từ 10% đến 27%.

– Nếu thành phần trên nhãn gốc của sản phẩm không khớp trên công bố. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 đến 50 triệu đồng và trong vòng 30 ngày kể từ ngày xử phạt. Doanh nghiệp phải bổ sung được công bố mới. Nếu quá 30 ngày, Doanh nghiệp không xuất trình được công bố mới, hải quan sẽ tiến hành thủ tục tái xuất lô hàng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm. Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Greenlaw. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí qua hotline: 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234.

Nguồn bài viết: Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thu-tuc-nhap-khau-my-pham
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Một doanh nghiệp muốn thành lập trước tiên phải là một tổ chức, có đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến hành hoạt động kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh cũng chính là cách để cơ quan nhà nước quản lý việc hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên như thế nào? Với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có cách hình dung cụ thể về loại hình công ty TNHH một thành viên và Hồ sơ, quy trình thành lập của nó.

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần những gì?

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020.

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp.

– Nghị định 108/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

– Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

– Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định về Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Tìm hiểu chung về công ty TNHH 1 thành viên

Một cá nhân có thể thành lập, quản lý công ty, được gọi là chủ sở hữu của công ty. Công ty sẽ do một chủ thể quyết định trong việc kinh doanh và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn người sở hữu cam kết góp vào công ty. Mô hình này phù hợp với các chủ thể muốn kinh doanh trong phạm vi vừa và nhỏ.

Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên trong công ty sẽ do tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Trong trường hợp tổ chức là chủ sở hữu thì sẽ được ủy quyền cho một hay nhiều người làm người đại diện thực hiện chức năng quản lý công ty.

Trách nhiệm tài sản: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty (số vốn điều lệ đăng ký)

Cơ cấu tổ chức: công ty TNHH một thành viên được tổ chức theo các mô hình sau

  • Nếu là cá nhân: Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc.
  • Là tổ chức công ty lựa chọn một trong hai mô hình sau:

1. Nếu tổ chức ủy quyền cho một người làm đại diện chủ sở hữu: Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc, Kiểm soát viên.

2. Còn trường hợp tổ chức ủy quyền cho nhiều người: Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc, Kiểm soát viên.

Tư vấn thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Để tiến hành thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Greenlaw xin tư vấn cho quý vị một số điều như sau:

Tư vấn về đặt tên công ty TNHH MTV

Tên tiếng việt: Gồm hai thành tố ghép lại lần lượt theo thứ tự:

Tên loại hình doanh nghiệp: “Công ty trách nhiệm hữu hạn”; “Công ty TNHH”

Tên riêng: là các chữ cái trong bảng chữ cái và các ký tự W; Z; J; F; các chữ số và các ký hiệu (doanh nghiệp có thể tra tại Phụ lục VII-1 của Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT).

Địa chỉ công ty

Trụ sở chính của công ty được hiểu là địa chỉ liên lạc trên lãnh thổ Việt Nam, được viết chính xác bởi số nhà, ngách, xóm, thôn, xã, phường, thị trấn,…; số điện thoại, số fax, email, website (nếu có).

Những tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng để ở và kinh doanh, nằm ở phần diện tích được phép kinh doanh thì công ty có thể đặt trụ sở.

Khi bị cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, công ty phải xuất trình được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sử dụng chính diện tích của mình làm trụ sở). Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng hoặc các văn bản tương đương để chứng minh phần diện tích được cho phép kinh doanh đối với sử dụng phần diện tích của tòa nhà chung cư.

Kê khai Vốn điều lệ

Trừ những ngành nghề pháp luật yêu cầu mức vốn tối thiểu nhất định (vốn pháp định), thì chủ sở hữu có quyền quyết định mức vốn góp vào.

Thông thường mức vốn này sẽ đảm bảo được các hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo được việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh, việc chịu trách nhiệm với nghĩa vụ của công ty. Do vậy, số vốn điều lệ quyết định việc tìm kiếm đối tác khách hàng, cho nên cần cân nhắc mức vốn góp của mình sao cho phù hợp với quy mô của công ty, không quá ít cũng không quá nhiều.

Về tài sản góp vốn, chủ sở hữu có quyền góp vốn vào công ty bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, những tài sản khác có khả năng định giá được bằng Việt Nam đồng. Còn loại tài sản đăng ký quyền sở hữu thì sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty.

Ngoài đó, lệ phí để thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ là:

Lệ phí thành lập : 50.000 VNĐ

Phí Công bố nội dung đăng ký: 100.000 VNĐ

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Công ty có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty phải đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh. Tra danh mục và điều kiện của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư và các văn bản chuyên ngành của ngành đó.

Khi ghi ngành nghề kinh doanh, công ty áp mã bốn số của ngành nghề đó theo Quyết đinh 27/2018/QĐ-TTg quy định hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Hồ sơ thành lập công ty tnhh 1 thành viên

1 – Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên (mẫu giấy đề nghị này sẽ lấy mẫu theo phụ lục số I-2 thông tư 02/2019/TT-BKHĐT).

2 – Bản sao điều lệ của công ty.

3 – Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh thư, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương) của Chủ sở hữu là cá nhân.

Trường hợp là tổ chức: bản sao hợp lệ của Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp người này là Nhà nước).

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4 – Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền (trường hợp chủ sở hữu chỉ ủy quyền cho một người làm đại diện quản lý và công ty được tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc, kiểm soát viên).

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền (trường hợp Chủ sở hữu công ty ủy quyền cho nhiều người làm đại diện và công ty được tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc, Kiểm soát viên)

5 – Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp người sở hữu công ty là tổ chức

6 – Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục đăng ký kinh doanh và bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của người được ủy quyền.

Quy trình thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Thủ tục sẽ bao gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị, soạn thảo các tài liệu có trong hồ sơ nêu trên;

Bước 2: Nộp hồ sơ;

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 cách nộp hồ sơ thành lập công ty tnhh một thành viên như sau:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh.

Sau khi nộp cho phòng ĐKKD, nếu hợp lệ, công ty sẽ được nhận lại giấy biên nhận và chờ đợi ngày lấy kết quả.

Cách 2: Nộp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Công ty sẽ tiếp hành truy cập vào trang điện tử dangkyquamang.dkkd.gov.vn, nhập dữ liệu và scan, tải lên các tài liệu tương ứng. Đối với trường hợp này, người nộp phải đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh (đăng ký tại trang điện tử trên).

Sau khi nộp hồ sơ thành lập công ty tnhh 1 thành viên xong, công ty sẽ vẫn nhận được giấy biên nhận. Trong thời hạn 03 ngày, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét nội dung, trường hợp đã đầy đủ và chính xác, công ty sẽ nhận được email hợp lệ. Ngược lại, nếu có sai sót, công ty cần sửa đổi, bổ sung theo thông báo nhận được và tiến hành nộp lại. Khi đã nhận được email hợp lệ, phải nộp kèm hồ sơ bằng bản giấy Thông báo hợp lệ và Giấy biên nhận.

Cách 3: Nộp qua mạng sử dụng chữ ký số công cộng:

Trường hợp này giống với trường hợp nộp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh. Chỉ khác, thay vì sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải có chữ ký số công cộng để tiến hành đăng ký thành lập.

Bước 3: Nhận kết quả;

Từ khi hồ sơ tiếp nhận hợp lệ, trong 3 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại bộ phận 1 cửa phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;

Quý vị bắt buộc phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (thời hạn 30 ngày tính từ ngày thành lập doanh nghiệp).

Lưu ý: với trường hợp thành lập mới sẽ không mất phí.

Bước 5: Thực hiện thủ tục về thuế;

Doanh nghiệp đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT.

Bước 6: Làm thủ tục khắc dấu

Quy định về mẫu dấu tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP, Doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan công an hoặc cơ quan thẩm quyền có liên qua để thực hiện thủ tục này.

Với luật doanh nghiệp 2020 sẽ cắt bỏ việc thông báo mẫu dấu nên từ ngày 1/1/2021 quý vị không cần thực hiện thủ tục này.

Các lưu ý sau khi mở công ty tnhh 1 thành viên

Để công ty đi vào hoạt động mà không có vướng mắc về mặt pháp lý, chủ sở hữu cần làm thêm các công việc sau đây:

  1. Doanh nghiệp tiến hành mở tài khoản ngân hàng, thông báo thay đổi thông tin thuế đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Thông tin thuế cần thay đổi gồm thông tin của kế toán và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
  2. Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
  3. Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử.
  4. Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.

Kết thúc bài viết, nếu bạn còn đang có vướng mắc nào, hay muốn tư vấn về thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Hãy liên hệ với GREENLAW qua thông tin sau:

Hotline: 0967-984-900 hoặc 024.666.38.234

Email: lienhe.greenlaw@gmail.com

Nguồn bài viết: Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Dịch vụ công bố mỹ phẩm

Mỹ phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống đặc biệt với phái đẹp, tuy nhiên sản phẩm này có tác động trực tiếp đến sức khỏe, sắc đẹp của người tiêu dùng. Vì vậy, pháp luật có quy định để mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường cần trải qua thủ tục công bố mỹ phẩm. Tuy nhiên việc công bố mỹ phẩm này không phải cơ quan tổ chức nào cũng dễ dàng thực hiện được. Hiểu được nỗi băn khoăn của khách hàng Luật Greenlaw chuyên cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức

Dịch vụ công bố mỹ phẩm

Dịch vụ công bố mỹ phẩm của Greenlaw thực hiện bao gồm

Luật Greenlaw với đội ngũ luật sư và chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ công bố mỹ phẩm. Chúng tôi tự hào là đơn vị có dịch vụ uy tín, chất lượng nhất trên cả nước. Dịch vụ trọn gói tại Luật Greenlaw gồm các yếu tố sau:

– Tư vấn, giải đáp miễn phí các vấn đề xung quanh đến công bố mỹ phẩm.

– Soạn thảo, tư vấn các giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị trong hồ sơ theo quy định của pháp luật.

– Thay mặt quý khách dịch thuật và công chứng các giấy tờ liên quan.

– Đại diện khách hàng nộp và theo dõi kết quả hồ sơ tại cơ quan Sở Y Tế (Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước), và tại Cục quản lý Dược – Bộ Y Tế (đối với mỹ phẩm nhập khẩu).

– Nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền và trao tận tay khách hàng.

– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác trong suốt thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ.

Công bố mỹ phẩm có quan trọng không?

Theo quy định tại điều 3 tại Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y Tế quy định: Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Vì vậy việc công bố bố mỹ phẩm rất quan trọng vì khi công bố thì mỹ phẩm mới được đưa ra thị trường lưu thông. Ngoài ra việc công bố cũng giúp tạo niềm tin cho người tiêu dùng từ đó đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn.

Những mỹ phẩm nào cần phải được công bố trước khi đưa ra thị trường?

– Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….)

– Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh, ….

– Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học).

– Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,….

– Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột).

– Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi,…..

– Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi,…..

– Sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,….).

– Sản phẩm tẩy lông.

– Sản phẩm chăm sóc tóc: (Nhuộm và tẩy tóc, thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc).

– Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu).

– Sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp).

– Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,….).

– Sản phẩm dùng cho môi.

– Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng.

– Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt.

– Sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài.

– Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng.

– Các sản phẩm khác…

Điều kiện đăng ký công bố mỹ phẩm

Điều kiện để doanh nghiệp được đăng ký công bố mỹ phẩm như sau:

– Doanh nghiệp công bố phải có mã ngành kinh doanh mỹ phẩm.

– Doanh nghiệp công bố phải cam kết thành phần mỹ phẩm không có các chất cấm và hàm lượng các chất hạn chế sử dụng không vượt quá giới hạn cho phép.

– Các doanh nghiệp đã từng công bố các sản phẩm trước đó phải thực hiện thủ tục báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh mỹ phẩm lên sở Y tế và bộ Y tế định kỳ hàng năm.

Hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm những giấy tờ gì?

Đối với công bố mỹ phẩm nhập khẩu

– Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu theo mẫu do Bộ Y tế ban hành.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm mỹ phẩm (Certificate of Free Sale – CFS) do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền tại nước sở tại cấp phép, có ký đóng dấu đầy đủ.

– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm mỹ phẩm.

– Các tài liệu khác có liên quan trong trường hợp phải chứng minh thêm về tính năng, công dụng, thành phần… của sản phẩm

– Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm hoặc nhà sản xuất sản phẩm tại nước nhập khẩu cho doanh nghiệp trong nước với nội dung được nhập khẩu, phân phối sản phẩm mỹ phẩm đó tại thị trường Việt Nam.

– Giấy uỷ quyền (Authorization letter): Nhà sản xuất uỷ quyền cho nhà nhập khẩu tiến hành thủ tục đăng ký sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam;

– Bảng thành phần phần trăm các chất (Formulation): ghi rõ tỷ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI);

Đối với công bố mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam

– Phiếu công bố tiêu chuẩn sản phẩm mỹ phẩm.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của nhà sản xuất có chức năng sản xuất mỹ phẩm.

– Bản công thức của mỹ phẩm công bố: Ghi đầy đủ các thành phần cấu tạo; ghi rõ nồng độ, hàm lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của từng thành phần.

– Bản tiêu chuẩn chất lượng của mỹ phẩm và phương pháp thử.

– Phiếu kiểm nghiệm của mỹ phẩm.

– Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được cấp cho Nhà sản xuất.

– Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm về việc công thức sản phẩm không có các chất cấm và tuân thủ theo giới hạn về hàm lượng của những chất bị hạn chế và sản xuất đúng công thức đã công bố.

Quy trình tiến hành công bố mỹ phẩm của Greenlaw

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của quý khách về công bố mỹ phẩm.

Bước 2: Tư vấn các điều kiện, các vấn đề pháp lý, các giấy tờ cần chuẩn bị khi công bố mỹ phẩm.

Bước 3: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ công bố mỹ phẩm.

Bước 4: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

– Đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu: hồ sơ công bố mỹ phẩm được nộp tại Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

– Đối với sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước: hồ sơ công bố mỹ phẩm được nộp tại Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi đặt nhà máy sản xuất sản phẩm mỹ phẩm đó.

Bước 5: Nhận kết quả phiếu công bố mỹ phẩm (trường hợp hồ sơ hợp lệ), Sửa đổi bổ sung nếu hồ sơ chưa đáp ứng theo quy định.

Bước 6: Gửi kết quả đến khách hàng.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ công bố mỹ phẩm của Greenlaw

Việc chọn một cơ sở thực hiện dịch vụ công bố mỹ phẩm rất quan trọng, vì để hoàn thành đúng tiến độ như quý khách mong muốn cần một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp. Sau đây là những lợi ích khi các bạn sử dụng dịch vụ công bố mỹ phẩm của Luật Greenlaw

– Đội ngũ luật sư, chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm với thủ tục công bố mỹ phẩm.

– Được Luật Greenlaw giải đáp và tư vấn các thắc mắc khi công bố mỹ phẩm.

– Được chúng tôi chuẩn bị tài liệu, và hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ.

– Các chi phí điều được thỏa thuận với khách hàng, đặc biệt không thêm bất kỳ cho phí phát sinh.

– Luôn theo dõi tiến độ hồ sơ giúp dự định của quý khách hàng đúng tiến độ.

– Giúp quý khách tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.

Mọi thắc mắc về dịch vụ công bố mỹ phẩm của Luật Greenlaw, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0967.984.900 hay 024.666.38.234 hoặc email: lienhe.greenlaw@gmail.com để được tư vấn sớm nhất.

Nguồn bài viết: Dịch vụ công bố mỹ phẩm theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/dich-vu-cong-bo-my-pham
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com