3 thg 6, 2020

Giấy phép treo biển quảng cáo

Trong bài viết hôm nay, GreenLaw sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những thủ tục, quy định pháp luật xoay quanh chủ đề Xin giấy phép treo biển quảng cáo. Với kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ của mình, chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý nhanh nhất, tốt nhất cùng với chi phí thấp nhất đến Quý khách hàng.

Treo biển quảng cáo đúng cách để không bị phạt

Hiện nay, việc treo biển quảng cáo cần tuân thủ các quy định sau:

Nội dung

Nội dung trên biển quảng cáo bao gồm:
+ Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ (ghi theo Giấy đăng ký kinh doanh);
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
+ Địa chỉ và địa thoại liên lạc.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ trên biển quảng cáo phải là tiếng Việt. Nếu trên biển quảng cáo gồm cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì phải đảm bảo khổ chữ tiếng nước ngoài không được lớn hơn quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt, và được đặt phía dưới chữ tiếng Việt. Hai trường hợp không bắt buộc sử dụng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Quảng cáo:
a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Kích thước

Đảm bảo đúng quy định về kích thước biển hiệu tại Điều 34 Luật Quảng cáo như sau:
+ Biển hiệu ngang: chiều cao tối đa là 2 mét, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
+ Biển hiệu dọc: chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT BIỂN QUẢNG CÁO




Quy định về đặt biển quảng cáo
Quy định về treo biển quảng cáo

Về cách đặt biển quảng cáo được quy định chi tiết tại Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/05/2018 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời như sau: đối với biển hiệu:
  • Vị trí: biển hiệu được treo/gắn/ốp vào sát cổng, mặt trước của trụ sở hoặc nơi sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
  • Trường hợp biển hiệu treo ngang cổng hoặc lối vào phải đảm bảo khoảng cách thông thủy từ mép dưới biển xuống điểm cao nhất của mặt lối đi không nhỏ hơn 4,25 mét.
  • Đảm bảo biển hiệu không được lấn ra hoặc chiếm vỉa hè, lòng đường; không gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng; không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả.
  • Việc đặt biển hiệu phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và các quy chuẩn kỹ thuật.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP TREO BIỂN QUẢNG CÁO

Hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị bộ hồ sơ nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các tài liệu sau:
1-  Đơn xin giấy phép treo biển quảng cáo (Greenlaw sẽ cung cấp và hướng dẫn hoàn thiện);
2-  Bản sao chứng thực đăng ký kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
3-  Bản sao chứng thực đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo của tổ chức thực hiện quảng cáo bằng biển)
4-  Tài liệu của doanh nghiệp chứng minh đủ điều kiện quảng cáo hàng hóa, dịch vụ:
+ Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;
+ Đối với tài sản theo quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì yêu cầu nộp kèm;
+ Quảng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thì hồ sơ yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo như sau:
Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
5-    Mẫu in màu biển quảng cáo, yêu cầu: rõ màu sắc, kích thước và có đóng dấu của doanh nghiệp xin giấy phép. Phía dưới mẫu biển quảng cáo ghi thông tin đơn vị thực hiện quảng cáo (tên, địa chỉ, giấy phép do Sở Văn hóa và truyền thông tỉnh/thành phố cấp);
6-   Tài liệu chứng minh địa điểm treo biển quảng cáo hợp pháp:
+ Hợp đồng giữa đơn vị thực hiện quảng cáo và người có quyền sở hữu hoặc có quyền sử dụng địa điểm;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm.
7-   Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.

Cơ quan cấp phép treo biển quảng cáo

Đối với việc quảng cáo thực hiện bằng hình thức treo biển quảng cáo, Sở Văn hoá – Thông tin là cơ quan có thẩm quyền cấp phép.     

Thời hạn  

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa Thông tin sẽ xem xét, thẩm định nội dung xin cấp phép. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

LỆ PHÍ XIN GIẤY PHÉP TREO BIỂN QUẢNG CÁO

Hiện nay, doanh nghiệp không mất lệ phí nhà nước khi xin giấy phép treo biển quảng cáo theo Quyết định số 2840/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 30/12/2016. Bạn đọc có thể tham khảo lệ phí nhà nước thu trước đây tại Thông tư số 74/2014/TT-BTC quy định về bãi bỏ Thông tư số 154/2009/TT-BTC ngày 30/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
Nếu cá nhân, tổ chức cần thực hiện treo biển quảng cáo, xin giấy phép hãy liên hệ với Greenlaw để được sử dụng dịch vụ pháp lý tốt nhất mà chi phí phù hợp nhất hiện nay.
Liên hệ ngay Hotline: 0967-984-900 hoặc 024.666.38.234 để được chúng tôi tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bạn.
Bài viết https://greenlaw.vn/xin-giay-phep-treo-bien-quang-cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công Ty Luật TNHH GreenLaw.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét