24 thg 9, 2020

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Doanh nghiệp muốn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng để quảng cáo trên báo chí, trên truyền hình, hay trên các đài phát thanh tiếng nói, hoặc thông qua hình thức tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, tổ chức các sự kiện quảng cáo phải thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết sau đây, Luật Greenlaw sẽ gửi tới Quý khách hàng các nội dung chi tiết liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Cơ sở pháp lý

Pháp luật hiện hành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm các quy định sau:

– Luật quảng cáo năm 2012, ban hành ngày 21/06/2012.

– Luật an toàn thực phẩm năm 2010, ban hành ngày 17/06/2010.

– Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Quảng cáo, ban hành ngày 14/11/2013.

– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm, ban hành ngày 02/02/2018.

– Thông tư số 09/2015/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/05/2015 về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Cơ quan thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là các cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm tương ứng theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo là Bộ Y tế.

– Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm sử dụng riêng cho chế độ ăn đặc biệt, các sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng cho đối tượng là trẻ em đến 36 tháng tuổi không thuộc các trường hợp bị cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật Quảng cáo: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo là Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được UBND tỉnh, thành phố chỉ định cấp phép.

Điều kiện quảng cáo thực phẩm chức năng

Để được quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Sản phẩm thực phẩm chức năng đã được đăng ký công bố lưu hành theo đúng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

– Nội dung, hình thức quảng cáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng.

– Nội dung quảng cáo yêu cầu phải có:

  • Tên sản phẩm;
  • Tác dung của sản phẩm thực phẩm chức năng(nếu có);
  • Tên địa chỉ nhà sản xuất, xuất xứ hàng hóa, nhà nhập khẩu;
  • Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm(nếu có);
  • Nêu rõ cách sử dụng sản phẩm, cách bảo quản (đối với các sản phẩm yêu cầu cách sử dụng và bảo quản đặc biệt);
  • Yêu cầu các sản phẩm chức năng phải có dòng chức hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay có tác dụng thế thuốc chữa bệnh”, cỡ chữ cần đảm là 14, kiểu chữ là Time New Roman.
  • Thực hiện các điều kiện về quảng cáo trên báo (nếu quảng cáo sản phẩm trên báo).

Trường hợp không được thực hiện việc quảng cáo thực phẩm chức năng:

Trong các trường hợp sau đây, doanh nghiệp không được thực hiện việc quảng cáo thực phẩm chức năng:

– Thực phẩm chức năng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký lưu hành hoặc công bố sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm

– Việc quảng cáo thực phẩm chức năng chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đồng ý cấp phép nội dung quảng cáo.

– Nội dung, hình thức quảng cáo thực phẩm chức năng có sự sai lệch, khác hoặc thay đổi so với nội dung quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mà doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký thay đổi.

Trình tự các bước xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp kiểm tra các điều kiện đáp ứng và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và lệ phí nhà nước đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép (Cơ quan đã cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố cho sản phẩm thực phẩm chức năng).

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét về tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và tính hợp lệ của các nội dung, thông tin trong hồ sơ.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.

Bước 5: Doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tùy theo hình thức nộp hồ sơ của từng cơ quan áp dụng.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đầy đủ các thành phần giấy tờ trong hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:

– Đơn đề nghị đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng (theo mẫu 10 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

– Bản sao có chứng thực hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp: Bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

– Mẫu nhãn gốc, bao bì của sản phẩm thực tế (bản in màu có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp).

– Tài liệu khoa học hoặc y tế hoặc tương đương chứng minh các tính năng, công dụng, hiệu quả của sản phẩm thực phẩm chức năng mà trong nội dung Bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm không có.

– Các tài liệu này phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng nước ngoài thì tài liệu phải được dịch thuật công chứng theo quy định sang tiếng Việt.

– Trường hợp doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyền hình hoặc đài phát thanh thì phải kèm theo kịch bản dự kiến quảng cáo chi tiết gồm cả hình ảnh, nội dung, lời thoại… và nội dung được ghi trong đĩa ghi hình hoặc đĩa âm thanh.

– Trường hợp doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng trên các hình thức khác thì phải có bản maket quảng cáo chi tiết (gồm đầy đủ hình ảnh, nội dung quảng cáo) của sản phẩm thực phẩm chức năng.

Thời gian giải quyết hồ sơ

Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối cấp giấy phép hoặc ra văn bản thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung (nêu rõ lý do cụ thể và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu để doanh nghiệp biết và thực hiện).

Lưu ý: cơ quan có thẩm quyền chỉ được yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ 01 lần trong quá trình xem xét, thẩm định cấp phép quảng cáo.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép hoặc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

– Trường hợp quá 90 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan thẩm quyền ra văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà doanh nghiệp không tiến hành nộp hồ sơ bổ sung thì mặc định hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đã nộp không còn giá trị. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục xin giấy phép quảng cáo cho sản phẩm phải tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí thẩm định từ đầu.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các nội dung, hình thức quảng cáo của sản phẩm thực phẩm chức năng để doanh nghiệp được quyền thực hiện việc quảng cáo trên các hình thức tương ứng đã được cấp phép.

Nội dung của giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm những nội dung chính sau đây:

– Tên cơ quan tiếp nhận đăng ký nội dung quảng cáo;

– Số và ngày cấp, nơi cấp giấy;

– Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở chính, thông tin liên hệ (điện thoại, số fax) của tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ xin giấy phép quảng cáo;

– Thông tin chi tiết của tên sản phẩm và số – ký hiệu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố của sản phẩm được xác nhận nội dung quảng cáo;

– Phương tiện quảng cáo cụ thể được xác nhận;

– Nội dung quảng cáo (đính kèm giấy xác nhận);

– Họ tên đầy đủ, chữ ký và đóng dấu xác nhận của cơ quan tiếp nhận đăng ký nội dung quảng cáo.

Câu hỏi liên quan đến việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Câu hỏi 1: Nội dung bắt buộc phải có khi quảng cáo thực phẩm chức năng

Trả lời: Khi quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung bắt buộc phải có trong nội dung quảng cáo như sau:

– Phải có dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Dòng chữ phải được thể hiện rõ ràng, dễ nhận biết, dễ đọc, có màu tương phản với màu nền.

– Trường hợp quảng cáo bằng hình thức đài phát thanh, truyền hình:

  • Nếu thời lượng quảng cáo < 15 giây: không cần phải đọc nội dung dòng chữ trên, tuy nhiên trong nội dung quảng cáo phải xuất hiện dòng chữ này.
  • Nếu thời lượng quảng cáo từ 15 giây trở lên: phải đọc rõ ràng nội dung dòng chữ trên và xuất hiện trong nội dung quảng cáo.

– Ngoài ra, các nội dung quảng cáo phải phù hợp với các tính năng, công dụng, hiệu quả của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm.

– Một điểm nữa doanh nghiệp cần lưu ý là đặc biệt trong các maket hoặc nội dung quảng cáo không được sử dụng cách lời nói, chữ viết, hình ảnh, thiết bị, trang phục, nhận diện…của các đơn vị y tế, cơ sở y tế, dược sĩ, bác sỹ, nhân viên y tế… để tránh gây hiểu nhầm sang sản phẩm thuốc.

Câu hỏi 2: Các hình thức quảng cáo thực phẩm chức năng?

Trả lời: Quảng cáo thực phẩm chức năng có thể được thực hiện bằng các hình thức như sau:

– Quảng cáo qua truyền hình, tivi: hình thức quảng cáo này được thể hiện bằng các đoạn video, clip, phát sóng trên các kênh truyền hình. Đây là hình thức quảng cáo khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao do thu hút và tiếp cận được số lượng người xem lớn.

– Quảng cáo qua đài phát thanh, sóng radio, đài tiếng nói: hình thức quảng cáo này được thể hiện bằng các bài nói và được phát thanh trên các sóng radio.

– Quảng cáo bằng tờ rơi, poster, bài viết trên báo chí, online: các nội dung quảng cáo được thể hiện dưới dạng hình ảnh, chữ viết và được thiết kế theo một maket – bố cục nhất định, thu hút người đọc và người xem chú ý tới các quảng cáo này.

– Quảng cáo qua các sự kiện, buổi hội thảo, hội nghị: hình thức quảng cáo này thường hướng tới một nhóm đối tượng nhất định, được quảng cáo trực tiếp qua tiếp xúc và bài nói của các báo cáo viên, người thuyết trình nên tạo được cảm giác gần gũi, dễ tiếp thu, giúp tạo được niềm tin từ khách hàng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hồ sơ cũng như thủ tục khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức. Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với tổng đài của chúng tôi 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234 để nghe các chuyên viên và đội ngũ luật sư tư vấn.

Nguồn bài viết: Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/giay-phep-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét