23 thg 11, 2020

Thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng

Tư vấn thiết kế xây dựng là hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng với các phương án về  kiến trúc, kết cấu, công nghệ khác nhau. Đây cũng là một trong những ngành nghề kinh tế được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Để có pháp nhân hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bài viết sau GreenLaw cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn về vấn đề thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng như sau:

Thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng

Cơ sở pháp lý

– Điều 154, 158 của Luật Xây dựng năm 2014;

– Điều 48 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP (đã được thay thế tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP);

– Điều 61 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP).

Điều kiện khi thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng

Để hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện theo quy định sau:

Điều kiện xin cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;

– Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.

Điều kiện tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình

Căn cứ tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP. Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

a) Hạng I:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

b) Hạng II:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

c) Hạng III:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Phạm vi hoạt động:

– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”

Điều kiện tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình

Căn cứ theo khoản 3, Điều 16, Thông tư 17/2016/TT-BXD hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề xem xét, đánh giá năng lực thực tế đối với các lĩnh vực dưới đây để Chủ tịch Hội đồng quyết định như sau:

a) Thiết kế kiến trúc công trình:

Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế; chủ trì thẩm định; thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình.

b) Thiết kế kết cấu công trình:

Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia; chủ nhiệm; chủ trì hoặc thẩm tra thiết kế của đồ án thiết kế xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình loại đó.

c) Đối với cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật công trình như điện – cơ điện công trình, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng: nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.

Điều kiện năng lực của các cá nhân qua các hạng

Căn cứ Điều 59, Nghị định 59/2015 chứng chỉ năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng qua các hạng như sau:

1. Hạng I:

a) Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 1 (một) dự án nhóm A; 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) công trình cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

2. Hạng II:

a) Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 1 (một) dự án nhóm B; 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) dự án nhóm C hoặc 2 (hai) công trình cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

3. Hạng III:

a) Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Phạm vi hoạt động:

Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;

Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;

Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại.

Một số mã ngành nghề doanh nghiệp khi thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng

Sự khác biệt trong khi thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng là việc doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề. Ngành nghề của công ty bao gồm:

– Hoạt động thiết kế chuyên dụng ( Mã ngành 7410);

– Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan ( Mã ngành 7110).

Ngoài ra liên quan đến hoạt động xây dựng, bạn có thể lựa chọn ngành nghề như:

– Xây dựng nhà để ở (Mã ngành 4101);

– Xây dựng nhà không để ở ( Mã ngành 4102);

– Xây dựng công trình đường sắt ( Mã ngành 4211);

– Xây dựng công trình đường bộ ( Mã ngành 4212);

– Xây dựng công trình điện ( Mã ngành 4221);

– Xây dựng công trình cấp, thoát nước  ( Mã ngành 4222);

– Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc  ( Mã ngành 4223);

– Xây dựng công trình công ích khác  ( Mã ngành 4229);

– Xây dựng công trình thủy (Mã ngành 4291);

– Xây dựng công trình khai khoáng (Mã ngành 4292);

– Xây dựng công trình chế biến, chế tạo (Mã ngành 4293);

– Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (Mã ngành 4299);

– Phá dỡ (Mã ngành 4311);

– Chuẩn bị mặt bằng (Mã ngành 4312);

– Lắp đặt hệ thống điện (Mã ngành 4321);

– Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí (Mã ngành 4322);

– Lắp đặt hệ thống xây dựng khác (Mã ngành 4329);

– Hoàn thiện công trình xây dựng (Mã ngành 4330);

– Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (Mã ngành 4390).

Hồ sơ thành lập công ty tư vấn xây dựng

Đối với thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng cũng được thực hiện theo thủ tục thành lập doanh nghiệp chung. Hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ Công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập/ Danh sách thành viên (Danh sách này được áp dụng đối với Công ty cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

– Bản sao chứng thực cá nhân (Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu) của thành viên công ty.

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty là tổ chức.

Thủ tục thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng

Thủ tục thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng được thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty tư vấn thiết kế kiến trúc đặt trụ sở chính.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật, bạn cần tiến hành nộp hồ sơ điện tử bằng chữ ký số cá nhân hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả.

Nhận thông báo về việc thành lập công ty kiến trúc từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu hồ sơ hợp lệ, có nghĩa sẽ được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, mọi người sẽ sửa lại hồ sơ theo nội dung thông báo.

Bước 4: Khắc dấu doanh nghiệp.

Dấu pháp nhân được các tổ chức khắc dấu thực hiện, dấu doanh nghiệp phải đáp ứng nội dung gồm: Tên doanh nghiệp, mã số thuế.

Bước 5: Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư.

Bước 7: Doanh nghiệp đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng.

Bước 8: Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn khi thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng. Nếu bạn có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn bài viết: Thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-cong-ty-tu-van-thiet-ke-xay-dung
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét