30 thg 6, 2020

Lợi ích khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần đã không còn là việc xa lạ đối với các doanh nghiệp cổ phần. Đặc biệt hơn là những doanh nghiệp đang có một tham vọng mở rộng phạm vi sản xuất và quảng bá uy tín tới khách hàng, đối tác. Nhưng thực sự, việc thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần lại không hề dễ dàng gì. Như các doanh nghiệp nghĩ, nó sẽ có một thủ tục phức tạp và cần phải nắm rõ các quy định pháp luật mới có thể thực hiện được. Nhưng các doanh nghiệp không phải quá lo lắng, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chi nhánh công ty cổ phần, đặc điểm của nó ra sao để qua đó các doanh nghiệp có thể hình thành nên nhiều chiến lược kinh doanh cho chính doanh nghiệp mình. Qua đó có thể mở rộng được thị trường và tăng khả năng tiếp cận khách hàng hơn nữa.

thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Vậy các doanh nghiệp hãy bỏ ra ít phút để cùng GREENLAW chúng tôi tìm hiểu vấn đề đầu tiên xem chi nhánh công ty cổ phần là gì? Rồi chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về điều kiện, hồ sơ, thủ tục nhé.

Chi nhánh công ty cổ phần là gì?

Thực sự cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, chi nhánh công ty cổ phần là một đơn vị phụ thuộc của công ty. Nhiệm vụ là sẽ thực hiện một phần hoặc là toàn bộ chức năng của công ty, kể cả về chức năng đại diện theo ủy quyền nhưng lại không hề có tư cách pháp nhân và đặc biệt là không thể độc lập về mặt tài sản đối với công ty. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành nghề kinh doanh của công ty.

Theo những gì mà pháp luật đã quy định thì doanh nghiệp có thể thành lập được nhiều chi nhánh của công ty cổ phần. Và công ty có thể đặt một hay nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Chẳng khác gì việc thành lập công ty, các doanh nghiệp khi mở chi nhánh cũng có những điều kiện bắt buộc phải thực hiện. Các chủ doanh nghiệp hãy tham khảo những yếu tố, điều kiện mà công ty GREENLAW chúng tôi đưa ra ngay sau đây để có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung sớm nhất.

  • Về mặt pháp lý người đứng đầu của chi nhánh sẽ phải trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự và không bị hạn chế về mặt năng lực dân sự.
  • Chi nhánh cần có giấy phép kinh doanh theo quy định
  • Ngành nghề kinh doanh phải giống với doanh nghiệp.
  • Tên chi nhánh phải đúng theo quy định: cụm từ “Chi nhánh” + tên doanh nghiệp
  • Địa điểm mở chi nhánh phải có quyền sử dụng hợp pháp.
  • Trường hợp khi mà chi nhánh kinh doanh những ngành nghề đặc biệt thì phải có chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Để được thành lập chi nhánh công ty thì việc không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp chính là chuẩn bị hồ sơ. Chắc hẳn cũng là một bước khá là phức tạp khiến cho các doanh nghiệp đau đầu không biết mình nên chuẩn bị những giấy tờ gì? Hồ sơ cần bản cứng hay mềm? Có cần công chứng hay không? Bởi vì không nắm rõ được việc cần chuẩn bị hồ sơ như nào nên rất nhiều doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng từ chối đơn mở cửa chi nhánh.

hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Nhìn nhận được điều đó, chúng tôi sẽ đưa ra các hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải có để các doanh nghiệp có thể nắm được thông tin sớm nhất.

Bước 1: Các doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Chứng minh thư của người đại diện làm trưởng chi nhánh (sao y bản chính có công chứng không quá 3 tháng)
  • Địa chỉ trụ sở văn phòng
  • Tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có)
  • Lựa chọn tên doanh nghiệp theo mong muốn
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
  • Số điện thoại
  • Fax, Email, Website

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

  • Khi doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục thì tự soạn thảo hồ sơ
  • Khi doanh nghiệp làm thủ tục qua dịch vụ của Greenlaw chúng tôi thì chúng tôi sẽ thực hiện toàn bộ thủ tục này với các hồ sơ như sau:
    • Biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
    • Quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty
    • Quyết định bổ nhiệm của giám đốc với người đứng đầu chi nhánh đó
    • Thông báo thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Bước 3: Nộp hồ sơ và chờ kết quả

Khi doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục thì doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh của tỉnh / thành phố nơi mở chi nhánh. Còn với dịch vụ của chúng tôi chúng tôi sẽ thực hiện toàn bộ thủ tục này cho bạn.

Thủ tục sau khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần [Bắt Buộc]

Tuy là đã xong tất cả hồ sơ nhưng sau khi thành lập được chi nhánh chúng ta vẫn phải hoàn thành thủ tục sau thành lập nữa.

  1. Đăng ký hồ sơ thuế:
    • Thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần
    • Nộp tờ khai môn bài và thông báo mức thuế và thời gian nộp
  1. Treo bảng hiệu chi nhánh
  2. Treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở chi nhánh của công ty ( Nếu có )

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty cổ phần của Greenlaw mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Vì việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần cần chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, thủ tục hay các giấy tờ liên quan dẫn tới sự phức tạp cho các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể đăng ký tư vấn việc thành lập chi nhánh công ty để tránh việc mất quá nhiều thời gian tìm hiểu những thủ tục này. Đến với công ty Luật Greenlaw chúng tôi bạn sẽ nhận được:

  • Tư vấn chi tiết cụ thể về các thông tin cần chuẩn bị và liên quan tới công ty, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp cho doanh nghiệp. Do thông tin ban đầu của công ty rất quan trọng và cần tuân thủ theo quy định, nếu không sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
  • Công ty Luật Greenlaw đại diện để soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần, đảm bảo hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Sau đó, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở kế hoạch và đầu tư rồi chờ lấy kết quả và trả cho doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp sẽ được Greenlaw thay mặt để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu cho công ty và công khai mẫu dấu theo đúng quy định và thời gian.
  • Đặc biệt hơn, với dịch vụ đăng ký thành lập công ty cổ phần trọn gói, doanh nghiệp sẽ được Greenlaw đại diện hoàn tất tất cả mọi thủ tục liên quan sau khi đã thành lập chi nhánh công ty, giúp công ty của khách hàng có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng chuẩn quy định.
  • Thay doanh nghiệp làm bảng hiệu cho công ty
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và báo số tài khoản lên Sở kế hoạch và đầu tư
  • Mua chữ ký số và thông báo phát hành hóa đơn.
  • Đăng ký, nộp tờ kê khai thuế ban đầu đầy đủ
  • Tư vấn cho doanh nghiệp về thời hạn và cách thức về góp vốn vào công ty sau thành lập
  • Khi khách hàng đăng ký dịch vụ thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Greenlaw sẽ được tư vấn pháp lý miễn phí về mọi vấn đề liên quan tới giấy tờ hay hoạt động pháp lý trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Khách hàng còn được hỗ trợ tư vấn sử dụng dịch vụ kế toán để tối ưu cũng như tiết kiệm chi phí thuê kế toán cho khách hàng ngay từ đầu.

Nguồn bài viết: Lợi ích khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-co-phan
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

26 thg 6, 2020

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như nào là tốt nhất?

Để thành lập địa điểm kinh doanh thì các doanh nghiệp cần gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Bài viết này được viết ra để cung cấp tới cho bạn những thông tin bổ ích, quý giá và luôn được cập nhật liên tục.

thành lập địa điểm kinh doanh
Đăng ký địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là gì?

Trong quá trình các doanh nghiệp hoạt động, để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì hầu hết các doanh nghiệp đều muốn thành lập địa điểm kinh doanh. Trước khi đi sâu tìm hiểu về các quy trình thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh thì chúng ta phải nắm rõ được địa điểm kinh doanh là gì? Tại sao nên thành lập địa điểm kinh doanh? Ưu nhược điểm của việc thành lập này ra sao? Cùng nhau tìm hiểu nhé

Khái niệm địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động của doanh nghiệp. Như trước ngày 01/07/2015 thì địa điểm kinh doanh được cấp trong một nội dung của đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, địa chỉ đăng ký kinh doanh kinh doanh được cấp bởi một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng và song song với Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Ưu điểm

Ưu điểm lớn của địa điểm kinh doanh là có thể thực hiện chức năng kinh doanh. Khi mà doanh nghiệp không còn có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì với thủ tục chấm dứt hoạt động gọn nhẹ, nhanh chóng (thường chỉ từ 5 – 7 ngày). Không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu như chi nhánh.

Nhược điểm

  • Khi công ty không có trụ sở hoặc chi nhánh ở nơi đó thì sẽ không được lập địa điểm kinh doanh
  • Phải đóng thuế môn bài
  • Không được quyền đăng ký con dấu riêng

Lưu ý về cách đặt tên trước khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Khi muốn thành lập địa điểm kinh doanh thì phải có một cái tên cho địa điểm kinh doanh đó. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái như F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp và kèm theo cụm từ “chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh.
  • Với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày doanh nghiệp phải gửi thông báo theo mẫu thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Nội dung thông báo bao gồm: 

  • Mã số của doanh nghiệp
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh
  • Tên địa điểm kinh doanh
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh
  • Họ tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 
  • Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Sau khi các chủ doanh nghiệp đã tìm được một cái tên hợp lệ cho địa điểm kinh doanh của mình, cũng như đã chuẩn bị xong những hồ sơ cần thiết thì bước tiếp theo các chủ doanh nghiệp cần làm là nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh. Khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đưa thông tin vào trong Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.

Thời gian – Kết quả nhận được khi thực hiện thủ tục

Tất nhiên, không phải chỉ cần nộp được hồ sơ hợp lệ là các doanh nghiệp sẽ có mã số địa điểm kinh doanh luôn. Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp thực sự có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Các thủ tục sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

Như công ty GREENLAW đang thực hiện thủ tục cho khách hàng mới muốn thành lập địa điểm kinh doanh là sau khi tất cả những hồ sơ đã hợp lệ, tên địa điểm kinh doanh đã có thì tiếp theo doanh nghiệp cần treo biển, kê khai và nộp phí môn bài.

Treo Biển

Lỗi nhìn qua tưởng nhỏ nhưng lại phạt nặng! Khi các doanh nghiệp mới thành lập địa điểm kinh doanh nhưng lại quên không treo biển thì theo quy định hiện nay lỗi này sẽ bị phạt như thế nào?

Theo Khoản 2 – Điều 31 Luật Doanh Nghiệp, tên doanh nghiệp sẽ phải được gắn trên biển hiệu ở trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nghĩa vụ bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 – 15 triệu.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý khi đặt biển hiệu:

  • Nội dung biển hiệu phải có tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có), tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại.
  • Biển hiệu phải đảm bảo mỹ quan, được viết bằng tiếng Việt (trong trường hợp doanh nghiệp muốn đề tên nước ngoài hay tên viết tắt) thì sẽ ghi ở phía dưới và có kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
  • Với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa 2m và chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Với chiều dọc thì chiều ngang tối đa 1m, cao tối đa 4m (không vượt chiều cao của tầng nhà)
  • Biển hiệu không được phép che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa. Không lấn vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông.

Kê khai thuế môn bài

Hỏi: Doanh nghiệp của tôi hiện đang có trụ sở tại Cầu Giấy – Hà Nội. Vào đầu tháng 6.2020 chúng tôi có thành lập địa điểm kinh doanh tại Quận 1 – Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thành lập chúng tôi có đang gặp vướng mắc về việc kê khai và nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh này.

Ngày 26 tháng 6 năm 2020

Đáp: Dạ vâng, về một số vướng mắc của bạn thì công ty Greenlaw xin được tư vấn cho bạn thêm về thuế môn bài và kê khai như sau ạ:

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập hoặc ra hoạt động kinh doanh, sản xuất ( từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 ). Trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài mà doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chính chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh đó sẽ được hưởng miễn lệ phí môn bài theo thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.

Còn về việc kê khai thuế môn bài thì sẽ áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mới thành lập. Khai lệ phí môn bài một lần khi mới thành lập. 

  • Hồ sơ kê khai: Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành đi kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP
  • Thời hạn nộp là trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập.
  • Nơi nộp là cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Như vậy, với trường hợp của công ty bạn căn cứ vào Điểm B – Khoản 2 – Điều 5 Thông tư số 95/2016/TT-BTC thì bạn sẽ nộp trực tiếp tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu 01/MBAI (NĐ 139/2016) và sẽ nộp thuế môn bài địa điểm kinh doanh cho Chi cục thuế quận 1. Về cách lập tờ khai lệ phí môn bài cũng tương tự cách lập tờ khai cho chi nhánh cùng tỉnh. Nhưng do địa điểm kinh doanh khác tỉnh không có mã số thuế nên ở mục Mã số thuế phần 2 bạn sẽ để trống.

Hỏi đáp xoay quanh chủ đề thành lập địa điểm kinh doanh

GREENLAW xin chia sẻ thêm một vài vấn đề mà các chủ doanh nghiệp còn đang vướng mắc cần được giải thích cụ thể và chi tiết hơn.

Đăng ký địa điểm kinh doanh
Đăng ký địa điểm kinh doanh

Hỏi: Địa điểm kinh doanh phải nộp những thuế gì?

Đáp: Địa điểm kinh doanh sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính hoặc chi nhánh của doanh nghiệp. Vì vậy mọi loại thuế liên quan tới doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,…đều được kê khai tại trụ sở chính hoặc chi nhánh. Còn khi đăng ký địa điểm kinh doanh chỉ phải kê khai và nộp thuế (phí, lệ phí) môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại nơi đặt địa điểm kinh doanh.

 

Hỏi: Mã số địa điểm kinh doanh là gì? Mã số thuế địa điểm kinh doanh?

Đáp: Khác với mã số doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh gồm 5 chữ số được cấp theo thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Mã số thuế địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng. Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành nơi Công ty đặt trụ sở chính thì sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. 

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

 

Hỏi: Không thông báo thành lập địa điểm kinh doanh có bị phạt hay không?

Đáp: Có nhé bạn. Nếu doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh mà không thông báo sẽ bị phạt cụ thể từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh tại địa điểm mà không có thông báo.

 

Hỏi: Tôi đã có trụ sở chính, địa điểm kinh doanh tại Đà Lạt rồi. Giờ tôi muốn thuê địa điểm kinh doanh tại Hà Nội nữa và văn phòng này sẽ chỉ có chức năng tìm kiếm khách hàng và thỏa thuận hợp đồng thôi thì phải đăng ký thêm địa điểm kinh doanh như thế nào?

Đáp: Greenlaw xin trả lời câu hỏi của bạn như sau, nếu bạn muốn mở thêm các điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện khác ngoài trụ sở chính ra, bạn cần thực hiện các thủ tục xin đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện theo quy định.

Nguồn bài viết: Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như nào là tốt nhất? theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

25 thg 6, 2020

Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Trước khi tìm hiểu sâu về những cách thành lập doanh nghiệp tư nhân thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem doanh nghiệp tư nhân là gì? Những đặc thù hay quy trình thành lập doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nhé.

thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo khoản 1 điều số 183 luật doanh nghiệp 2014 chúng ta có thể hiểu được khái niệm về doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Về mặt chứng khoán, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Một doanh nghiệp tư nhân chỉ được quyền có một cá nhân là chủ doanh nghiệp. Và chủ doanh nghiệp tư nhân đó không được đồng thời là chủ hộ kinh hay thành viên công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Về mặt lý thuyết chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của doanh nghiệp tư nhân là gì rồi. Vậy thì trước khi chúng ta đi sâu tìm hiểu về các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào thì chúng ta hãy tham khảo xem việc thành lập doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm gì tốt hay nhược điểm gì cần chú ý nhé

a, Ưu điểm

          Là người được tự do quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp do chỉ có một chủ sở hữu.

          Chủ sở hữu cũng đồng thời là đại diện về mặt pháp luật cho doanh nghiệp

          Với chế độ trách nhiệm vô hạn thì doanh nghiệp tư nhân dễ dàng gọi vốn đầu tư cũng như hợp tác kinh doanh, cũng như tạo được sự tin tưởng với đối tác của mình.

          Cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản

b, Nhược điểm

          Do doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ nên mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

          Khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn nên tính rùi ro cao

          Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường

          Không được mua cổ phần hay không được góp vốn thành lập trong những loại hình doanh nghiệp khác

          Cũng là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Sau khi các chủ doanh nghiệp đã nắm được những ưu nhược điểm về việc thành lập rồi thì chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu những điều kiện mà các chủ doanh nghiệp cần để thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện chung:

          Tên của doanh nghiệp không được trùng hay gây nhầm lẫn đối với các doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước.

          Tên của doanh nghiệp bao gồm:

    • Tên doanh nghiệp Tiếng Việt
    • Tên doanh nghiệp tiếng nước ngoài
    • Tên doanh nghiệp viết tắt

          Trụ sở chính của doanh nghiệp: Được quyền sử dụng có hợp pháp, địa chỉ rõ ràng, không thuộc khu vực quy hoạch, không nằm ở chung cư trừ những tầng có chức năng thương mại nhưng cần có văn bản xác minh.

          Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rằng có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành và không bị cấm đầu tư kinh doanh.

          Vốn đầu tư của doanh nghiệp cần đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, và còn tùy với từng ngành nghề mà doanh nghiệp đưa ra mức vốn phù hợp.  Về vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn ở bên dưới nhé.

Điều kiện riêng:

          Doanh nghiệp sẽ do một cá nhân duy nhất làm chủ

          Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì? Hồ sơ gồm những gì và các lưu ý khi soạn thảo ra sao? Hiện công ty Luật Greenlaw chúng tôi đang làm cho một số doanh nghiệp tư nhân mới và rút ra được những hồ sơ các chủ doanh nghiệp cần và có như sau:

          Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp – là mẫu giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 11/03/2019

          Theo Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty

          Đối với một doanh nghiệp xã hội thì cần cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường.

          Trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp không thể trực tiếp tới nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

  • Công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực
  • Người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực và có giá trị thay thế
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục thành lập công ty tư nhân.

          Còn với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ xã hội thành Doanh nghiệp xã hội thì cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ xã hội thành Doanh nghiệp xã hội.

Thời gian giải quyết

Tùy vào hình thức phát triển của doanh nghiệp mà sẽ có thời gian cụ thể:

          Doanh nghiệp có vốn đầu tư của Việt Nam thì thời gian xin giấy phép đăng ký thành lập công ty vốn Việt Nam và thời gian làm hồ sơ là khoảng 3 – 7 ngày

          Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài ( 1% – 100% ) thì:

  • Thời gian xin giấy phép thành lập công ty từ 3 – 7 ngày
  • Thời gian xin giấy chứng nhận đầu tư từ 15 – 30 ngày

Các doanh nghiệp cần lưu ý thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài cần phải đầy đủ và hợp lệ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý rằng trên đây chỉ là khoảng thời gian xin giấy phép thành lập công ty. Còn các doanh nghiệp cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin và hoàn tất các thủ tục cần thiết. Như là thời gian khắc con dấu (khoảng 3 – 4 ngày), thời gian làm tài khoản ngân hàng (1 ngày), chờ cấp mã số thuế (khoảng 5 – 7 ngày)…

Những điều cần biết về vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Vốn cần là bao nhiêu để được thành lập doanh nghiệp? Quy định của pháp luật như thế nào? Chắc hẳn cũng có nhiều chủ doanh nghiệp đang khá thắc mắc về vấn đề này khi đang có ý định lựa chọn và thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân này. Vậy không phải để các chủ doanh nghiệp đợi lâu, hãy cùng tìm hiểu thôi.

thành lập doanh nghiệp tư nhân
Vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Vốn Doanh Nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp tư nhân thì điều cần thiết không thể thiếu đó chính là vốn thành lập doanh nghiệp. Tại Điều 184 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 có quy định như sau:

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Tất cả vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân hay quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Nguồn: https://ift.tt/2YxzVh6

Quản lý doanh nghiệp

Cùng với đó theo Điều số 185 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 cũng có quy định về quản lý doanh nghiệp

  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Ttong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Các loại vốn

Các chủ doanh nghiệp tư nhân cần nắm rõ các loại vốn sau đây để có thể chinh chiến đường dài trên con đường thành công

          Vốn Điều Lệ: Là tổng số vốn được các cổ đông hoặc các thành viên đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Pháp luật không quy định vốn điều lệ công ty tối thiểu là bao nhiêu, tuy nhiên với một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì cần phải đăng ký mức vốn điều lệ. Tối thiểu phải bằng với mức vốn pháp định.

          Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ khi đăng ký ngành kinh doanh. Phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đăng ký để đưa ra mức vốn lớn hay nhỏ.

          Vốn ký quỹ: Là số vốn mà doanh nghiệp đăng ký để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp ở một số trường hợp bắt buộc. Doanh nghiệp sẽ đăng ký tài khoản ký quỹ tại ngân hàng và phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng để đảm bảo hoạt động của công ty.

          Vốn của tổ chức – cá nhân nước ngoài: Là mức vốn của nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vào doanh nghiệp tại Việt Nam, tổ chức mở doanh nghiệp theo pháp luật nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Lưu ý cho doanh nghiệp

Một chút lưu ý về mặt lựa chọn vốn dành cho các doanh nghiệp tư nhân:

          Theo luật doanh nghiệp năm 2014 thì chủ doanh nghiệp sẽ là người tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty. Đồng thời, cũng là người chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.

          Các cá nhân kinh doanh nên xem xét cẩn thận trước khi quyết định vì với việc là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Nên điều này rất nguy hiểm đối với người lần đầu khởi nghiệp mà chưa có kinh nghiệm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản của người đầu tư.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bên trên là quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân, để thực hiện được quy trình đó các doanh nghiệp nên tìm tới các công ty Luật để thực hiện đúng nhất.

Công ty Luật GREENLAW được Sở Tư Pháp thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động và có trụ sở chính tại Hà Nội. Với hơn 5 năm hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý, dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ đã khẳng định được uy tín, tín nhiệm, niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước về dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, kinh doanh, thương mại, đầu tư, lao động, pháp luật thuế, giải quyết tranh chấp thương mại…

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, cùng những cố vấn cấp cao có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, Luật Greenlaw và cộng sự cam kết sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất, mang đến những tư vấn pháp lý hữu ích và giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết hiệu quả những vướng mắc và tháo gỡ những khó khăn của Quý khách.

Công ty Luật Greenlaw hỗ trợ các lĩnh vực sau:

          Tư vấn và xin các các giấy phép hoạt động cho các lĩnh vực năng lượng, y tế, giáo dục, hoạt động phân phối, xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ, bất động sản, sở hữu trí tuệ…

          Là đơn vị tư vấn pháp lý thường xuyên cho những doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý cho khách hàng từ khi thành lập, cho tới suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động.

          Trực tiếp tham gia bảo vệ khách hàng là các yếu nhân trong xã hội trong những vụ án tranh chấp dân sự, kinh tế, cũng như vụ án hình sự tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Trọng tài thương mại.

By your side, guide your way!

Hãy để chúng tôi hỗ trợ, giúp đỡ bạn thành lập doanh nghiệp tư nhân và đồng hành cùng bạn trên con đường tiến tới thành công!

Nguồn bài viết: Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện [Chi Tiết]

Trong quá trình kinh doanh vì muốn đổi mới chiến lược hoặc 1 lý do nào đó, mà doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện cho phù hợp. Nhưng, phải thực hiện làm sao cho đúng với pháp luật Việt Nam thì đa số khách hàng lại chưa nắm được.

Để quý khách hàng hiểu rõ hơn, sau đây công ty luật TNHH Greenlaw sẽ mang đến toàn bộ thông tin liên quan đến làm thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện cùng và khác tỉnh / thành phố.

thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện
Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện

Theo luật doanh nghiệp 2014 thì văn phòng đại diện sẽ như một văn phòng liên lạc chứ không được thực hiện các hình thức kinh doanh, sinh lời. Mặc dù vậy, VPĐD vẫn phải chịu nghĩa vụ với cơ quan thuế đó là thuế thu nhập cá nhân (sinh ra khi trả lương cho nhân viên).

Trong quy định tại điều 48 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trước khi muốn thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục liên quan tới thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Bước 1: Thực hiện thủ tục với cơ quan thuế quản lý Văn phòng đại diện

Greenlaw xin cung cấp bộ hồ sơ theo quy định để gửi lên cơ quan thuế quản lý như sau:

  • Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (Tải mẫu tờ khai số 08-MST trong Thông tư số 95/2016/TT-BTC TẠI ĐÂY).
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực về Quyết định thành lập / Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc / Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh / Giấy phép thành lập hoặc các loại giấy phép tương đương được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Thời gian trong vòng 10 ngày kể từ ngày kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chốt thuế chuyển địa điểm, cơ quan thuế lập Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm theo mẫu 09-MST trong Thông tư số 95/2016/TT-BTC.

Đối với trường hợp chuyển địa điểm khác tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục với cơ quan thuế mới về việc thay đổi địa chỉ theo quy định của pháp luật, hồ sơ chuẩn bị gồm:

  • Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm (được cấp bởi cơ quan quản lý thuế cũ).
  • Bản sao không cần chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc / Quyết định thành lập hoặc giấy phép tương đương được cấp bởi cơ quan thẩm quyền.

Bước 2: Chuẩn bị Hồ sơ thông báo đăng ký thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện

Để công việc soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ diễn ra thuận lợi thì trường hợp với công ty TNHH hoặc Cổ Phần cần họp HĐQT / HĐTV về ý kiến quyết định chuyển địa điểm VPĐD.

Bộ hồ sơ đầy đủ về đăng ký thay đổi cho khách hàng do phía Luật Greenlaw chuẩn bị bao gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động (Mẫu tham khảo).
  2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD (bản chính).
  3. Biên bản họp của HĐTV (Cty TNHH 2 thành viên trở lên)/ HĐQT (Cty Cổ Phần) về thay đổi nội dung hoạt động VPĐD.
  4. Quyết định thay đổi đăng ký địa chỉ văn phòng đại diện của HĐTV/HĐQT.
  5. Bản kê khai thông tin người nộp hồ sơ (Tải Mẫu).

Bước 3: Nộp hồ sơ cho phòng đăng ký kinh doanh

Nộp trực tiếp

Sau khi đã nhận được kết quả chốt thuế chuyển địa chỉ văn phòng đại diện của cơ quan thuế cũ, doanh nghiệp tiến hành gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh.

Trường hợp chuyển địa chỉ văn phòng đại diện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đã đăng ký: Doanh nghiệp gửi Thông báo đến phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện.

Trường hợp chuyển địa chỉ văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi văn phòng đại diện đã đăng ký: Doanh nghiệp gửi Thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện dự định chuyển đến.

Theo thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định, lệ phí nộp tại thời điểm đăng ký sẽ là 100.000 đồng.

Nộp trực tuyến (online)

Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ qua trang mạng điện tử https://ift.tt/2q3ZzWk . Các bước sẽ thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận Kết Quả

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ => Thay đổi thông tin đăng ký VPĐD trong CSDL quốc gia => cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD.

Bước 5: Thay đổi mẫu dấu văn phòng đại diện

Nếu DN thay đổi địa chỉ đăng ký khác tỉnh khác thành phố thì cần thay đổi (khắc mới lại) con dấu văn phòng đại diện và ra thông báo cho cơ quan ĐKKD nơi đặt trụ sở mới về việc thay đổi mẫu con dấu.

Greenlaw đã tư vấn cho quý khách hàng xong các phần liên quan tới thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện cùng và khác tỉnh/thành phố mới nhất. Trong trường hợp khàng hàng còn thắc mắc nào cần chúng tôi trợ giúp, xin liên hệ qua hotline hoặc gửi Mail về cho chúng tôi,  xin cám ơn !!!

Nguồn bài viết: Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện [Chi Tiết] theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thay-doi-dia-chi-van-phong-dai-dien
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

23 thg 6, 2020

Thủ tục giải thể Văn Phòng Đại Diện

Để tiến hành thủ tục giải thể văn phòng đại diện theo đúng quy định của pháp luật ban hành., Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

Bước 1: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế.

Bước 2: Thủ tục trả con dấu, xác nhận không sử dụng dấu (trong trường hợp chưa có dấu).

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ giải thể văn phòng đại diện.

Bước 4: Nộp hồ sơ 

Bước 5: Nhận kết quả

Thủ tục Giải thể văn phòng đại diện
Thủ tục đóng văn phòng đại diện

Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Để có thể đóng hiệu lực mã số thuế của văn phòng đại diện, bạn cần nộp hồ sơ tới Chi cục thuế quản lý. Các loại giấy tờ, văn bản bao gồm:

  • Công văn chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  • Quyết định đóng văn phòng đại diện của hội đồng thành viên (TNHH) / hội đồng quản trị (Cổ phần) / chủ sở hữu / chủ doanh nghiệp (Tư nhân).
  • Biên bản họp của HĐQT / HĐTV về việc giải thể VPĐD.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ của công ty.

Hướng dẫn trả con dấu, xác nhận không sử dụng dấu văn phòng đại diện

Theo luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực vào ngày 01-07-2015. Các trường hợp VPĐD đã thành lập trước thời gian này thì khi làm thủ tục đóng văn phòng đại diện cần nộp hồ sơ trao trả dấu hoặc xác nhận không sử dụng dấu với cơ quan công an. Greenlaw xin tư vấn bộ hồ sơ cho quý khách hàng như sau: 

  • Công văn xác nhận không sử dụng / trả dấu.
  • Quyết định giải thể VPĐD.
  • Biên bản họp của HĐTV/ HĐQT về đóng cửa VPĐD
  • Giấy ủy quyền, giới thiệu cho người đi nộp của công ty.
  • Bản chính giấy đăng ký mẫu dấu, con dấu trong trường hợp bạn trả dấu.

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện

Sau khi đã thực hiện xong các thủ tục về mã số thế và con dấu, công việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải làm đó là chuẩn bị giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ đóng văn phòng đại diện. 

Greenlaw chuẩn bị hồ sơ cho khách hàng sẽ bao gồm các loại sau:

  1. Thông báo giải thể văn phòng đại diện (Tải mẫu theo Phụ lục II – Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT TẠI ĐÂY).
  2. Quyết định của Chủ sở hữu / HĐQT / Chủ doanh nghiệp / HĐTV về đóng cửa VPĐD. Hoặc quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Biên bản họp của HĐTV / HĐ cổ đông (nếu có).
  4. Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD (có thể dùng bản sao công chứng).
  5. Con dấu (nếu có) hoặc Giấy xác nhận chưa sử dụng dấu của cơ quan công an.
  6. Thông báo chấm dứt hoạt động về thuế.
  7. Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với VPĐD được cấp giấy chứng nhận đầu tư ( Download mẫu theo Phụ lục II-19 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT TẠI ĐÂY) .
  8. Giấy ủy quyền / giới thiệu của công ty cho người nộp hồ sơ (Mẫu giấy ủy quyền)
  9. Danh sách số lượng người lao động hoặc các quyền lợi của họ trong VPĐD (nếu có).
  10. Danh sách số lượng nợ (bao gồm nợ thuế và nợ bảo hiểm xã hội) doanh nghiệp chưa thanh toán, danh sách chủ nợ (nếu có).

Nộp hồ sơ đóng văn phòng đại diện

Khi thực hiện giải thể văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần gửi thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm VPĐD.

Tiếp theo, Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ qua 2 cách thức sau:

  • Đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở VPĐD.
  • Nộp trực tuyến qua trang điện tử: https://ift.tt/2q3ZzWk

Nhận kết quả

Tính từ thời gian Phòng ĐKKD nhận được hồ sơ hợp lệ, sẽ mất khoảng 05 ngày làm việc bao gồm: Xem xét hồ sơ => chuyển đổi tình trạng trong Cơ Sở Dữ Liệu từ đăng ký VPĐD sang chấm dứt hoạt động => ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động VPĐD (nếu hồ sơ hợp lệ).

Trong trường hợp Phòng ĐKKD kiểm tra hồ sơ thấy có sai hoặc thiếu sót sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho doanh nghiệp.

Lưu ý liên quan tới giải thể văn phòng đại diện

– Trách nhiệm đối với người lao động: khi muốn giải thể VPĐD, thương nhân trong nước hoặc nước ngoài cần ra thông báo trước, hoàn thành nghĩa vụ trả lương, chấm dứt hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động…

– Với cơ quan thuế: cần hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục liên quan tới thuế.

– Nếu VPĐD đã dừng hoạt động trên 1 năm nhưng chủ doanh nghiệp không thông báo cho Phòng ĐKKD, cơ quan thuế thì lúc này sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Để tránh tình trạng bị thu hồi, DN cần làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho văn phòng đại diện nếu có ý định tạm dừng công việc kinh doanh.

– Trong trường hợp địa điểm VPĐD không thuộc lãnh thổ Việt Nam, DN cần giải thể theo đúng quy định của quốc gia đó. Sau đó trong vòng 30 ngày phải thông báo giải thể văn phòng đại diện với Phòng ĐKKD nơi đặt trụ sở chính.

Hiện nay, để tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí cho quý khách hàng. Greenlaw xin giới thiệu dịch vụ tư vấn giải thể văn phòng đại diện. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng giải quyết những thắc mắc liên quan, chuẩn bị soạn thảo hồ sơ, nộp kết quả và chờ đợi.

Greenlaw cam kết đem tới khách hàng dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất. Chúng tôi rất vui lòng được giúp quý doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Greenlaw qua số điện thoại 0967.984.900 để được hỗ trợ 24/7. Xin cám ơn !!!

Nguồn bài viết: Thủ tục giải thể Văn Phòng Đại Diện theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/giai-the-van-phong-dai-dien
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

22 thg 6, 2020

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Nhu cầu thành lập văn phòng đại diện của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện này đang có tỷ lệ gia tăng cao. Nhằm mục đích mở rộng quy mô thị trường, xây dựng, khẳng định thương hiệu doanh nghiệp. 

Nhưng để tiến hành các thủ tục thành lập theo đúng quy định pháp luật thì không ít khách hàng còn chưa biết tới. Đừng lo lắng, với bài viết này, chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách chi tiết nhất để đăng ký hoạt động 1 VPĐD.

thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là gì?

Định nghĩa của Văn phòng đại diện (VPĐD) được pháp luật giải thích trong Khoản 2, điều 45, Luật doanh nghiệp 2014 (Ban hành vào 01/01.2015) như sau: “là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

Hiểu một cách đơn giản nó là một đơn vị nhằm thay mặt cho doanh nghiệp trong một số hoạt động nhất định. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết về một số lưu ý trong đặc điểm, chức năng của nó như sau:

  • Được đăng ký con dấu riêng.
  • VPĐD chỉ được ký kết hợp đồng khi đã được có sự ủy quyền của phía doanh nghiệp mẹ. Mà không được phép sử dụng dấu của VPĐD nhằm ký kết các loại hợp đồng kinh tế, phát sinh doanh thu.
  • Có thể đặt trụ sở khác tỉnh, khác thành phố chứ không bắt buộc phải cùng nơi đặt trụ sở chính.
  • Không có chức năng kinh doanh mà giống như 1 văn phòng liên lạc.
  • Hỗ trợ cho phía doanh nghiệp mẹ thăm dò, nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu, tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng.
  • VPĐD sẽ không phải nộp thuế môn bài, các báo cáo liên quan đến thuế.

Trong khi làm dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp tại Greenlaw, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh việc tìm hiểu về văn phòng đại diện là gì. Thì quý khách hàng cũng khá quan tâm về quy định (điều kiện) trước khi tiến hành thủ tục thành lập văn phòng đại diện. Chính vì vậy, chúng tôi xin cung cấp, giải đáp chi tiết thêm về vấn đề này trong phần tiếp theo ngay sau đây.

Quy định về thành lập văn phòng đại diện

Để tiến hành thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần phải chấp hành nghiêm chỉnh theo những quy định theo pháp luật của nhà nước. Từ đó sẽ không tồn tại nguy cơ bị phạt hành chính, quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ. Cụ thể, doanh nghiệp cần lưu ý:

Tên Văn phòng đại diện:

  • Không được trùng hoặc dễ gây ra hiểu nhầm với doanh nghiệp khác đã đăng ký.
  • Nếu không được sự đồng ý của nhà nước thì không được phép dùng tên của tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tên của 1 cơ quan nhà nước
  • Từ ngữ trong tên không vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa dân tộc.
  • Tên VPĐD được viết bằng bảng chữ cái tiếng việt, sử dụng ký tự hoặc số để tạo ra sự phân biệt. Và phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo “Văn phòng đại diện”.

Ví dụ. Công ty của bạn tên “ABC” thì tên VPĐD phải là Văn phòng đại diện ABC.

Ngành nghề:

Đăng ký ngành nghề kinh doanh cho VPĐD phải phù hợp với với ngành nghề kinh doanh của công ty.

Biển hiệu:

Trong các bộ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm do VPĐD phát hành thì khổ chữ khi in hoặc viết tên VPĐD phải nhỏ hơn so với tên công ty mẹ.

Địa chỉ:

Các nhà chung cư và nhà tập thể sẽ không được phép làm địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện.

Trình tự thực hiện thành lập văn phòng đại diện

Với kinh nghiệm đã cung cấp dịch vụ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Luật Greenlaw chúng tôi đã và đang thực hiện thành lập văn phòng đại diện theo quy trình 3 bước ngắn gọn sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ

Hồ sơ đăng ký hoạt động thành lập văn phòng đại diện theo đúng quy định pháp luật bao gồm: 

  1. 01 bản sao Hộ chiếu / Chứng minh thư nhân dân / Thẻ căn cước công dân đã công chứng không quá 3 tháng của người đứng đầu VPĐD.
  2. Thông báo về đăng ký thành lập (Download mẫu tại đây).
  3. Bản sao công chứng hợp lệ giấy ĐKKD của công ty mẹ.
  4. Biên bản họp, quyết định của hội đồng thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện (trường hợp là công ty cổ phần, TNHH hai thành viên trở lên).
  5. Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp được quyền sử dụng địa điểm thành lập.
  6. Quyết định thành lập và bổ nhiệm của giám đốc cho người đứng đầu VPĐD.
Quyết định thành lập văn phòng đại diện
Mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Nộp trực tiếp:

Khi đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ được nêu tại mục trên, doanh nghiệp đem nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch – đầu tư  (trực thuộc tỉnh, thành phố tại địa điểm thành lập văn phòng đại diện). 

  • Thời gian làm việc: từ 7h30 phút – 11h30 phút từ thứ 2 tới thứ 7 hàng tuần.
  • Thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ, nhận số thứ tự, đóng lệ phí (100.000 VNĐ) tại quầy số 2 và chờ gọi đến số thứ tự.
  • Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đúng quy định chuyên viên sẽ cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp bạn nhờ tới Greenlaw, chúng tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chữ ký. Tới nộp và theo dõi, chờ đợi lấy kết quả trao lại cho quý khách hàng.

Nộp online:

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến qua địa chỉ https://ift.tt/2q3ZzWk – Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Bước 3: Nhận kết quả.

Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Nếu hồ sơ có sai sót, cơ quan này sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung cho doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, chúng tôi sẽ giúp bạn rà soát hồ sơ để tránh tình trạng bị ra thông báo sửa đổi.

Kết quả sau khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ tại Greenlaw:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
  • Biển, Dấu tròn của văn phòng đại diện.
  • 01 Bộ hồ sơ lưu.

Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện

Để VPĐD chính thức được đi vào hoạt động thì sau khi đăng ký hoạt động thành công, doanh nghiệp cần tiếp tục tiến hành thêm một số các thủ tục bắt buộc sau đây:

Thông báo mẫu dấu

– Khắc con dấu, ra thông báo sử dụng con dấu của văn phòng đại diện.

Treo biển hiệu

– Treo biển hiệu tại trụ sở VPĐD đã thành lập theo đúng quy định pháp luật.

– Biển hiệu bao gồm: Tên, địa chỉ, số điện thoại và cơ quan chủ quản.

Kê khai và Nộp thuế môn bài

Chính phủ quy định về kê khai, nộp phí môn bài tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP như sau: 

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
  3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
  5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
  7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nguồn: https://ift.tt/2Cm9Usz 

Lưu ý: doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai, nộp thuế trong thời gian 30 ngày, tính từ khi đăng ký thành lập văn phòng đại diện.

Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính (ban hành 15/08/2013), nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân. Thì VPĐD phải có trách nhiệm kê khai, nộp thuế, khấu trừ thu nhập của các cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên.

Chi tiết hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục kê khai, nộp thuế tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.

6 Lý do nên dịch vụ thành lập Văn phòng đại diện tại GreenLaw

Chúng tôi là ai? – Greenlaw là công ty luật giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Với 5 năm thành lập, chúng tôi đã giúp thực hiện đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho hơn 200 công ty trong nước. Lấy sự tin tưởng để đặt nền móng cho khách hàng, cùng khẩu hiệu “Your success is my success”. Chúng tôi hy vọng sẽ trợ giúp một phần nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Đến với dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của Greenlaw, bạn sẽ nhận được:

  1. Sự tư vấn về quy định pháp luật, điều kiện liên quan tới thành lập VPĐD.
  2. Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ .
  3. Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thẩm quyền, chờ đợi và bàn giao lại kết quả.
  4. Tiết kiệm, rút ngắn thời gian hoàn thành.
  5. Hoàn thành đầy đủ các thủ tục sau khi thành lập.
  6. Giảm thiểu chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.

GreenLaw – Giải đáp mọi sự thắc mắc cho doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0967.984.900 – 024.666.38.234

Xin cám ơn !!!

Nguồn bài viết: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-van-phong-dai-dien
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

5 thg 6, 2020

Tư vấn thành lập công ty

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ tư vấn. GreenLaw xin chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty chi tiết nhất cho cá nhân, tổ chức có ý định hoạt động kinh doanh mà muốn có tư cách pháp nhân thông qua bài viết dưới đây.


Thành lập công ty
Thành lập doanh nghiệp

Điều kiện thành lập công ty

Để thành lập công ty điều đầu tiên  bạn cần  biết về khuôn khổ mà pháp luật cho phép hay nói cách khác là điều kiện cần phải đáp ứng được để thành lập công ty:

Điều kiện về tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, quản lý công ty

Cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh, thành lập công ty trừ một trong các trường hợp sau:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Điều kiện về  địa điểm đặt trụ sở công ty

Căn cứ điều 3, điều 6 Luật nhà ở năm 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì:
Trụ sở chính của công ty phải có chức năng thương mại, được phép hoạt  kinh doanh.Tức địa chỉ lựa chọn không được là nhà chung cư, nhà tập thể

Điều kiện về tên công ty

Căn cứ theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014:
Tên công ty dự kiến không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác đã đăng ký.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc phải đăng ký với cơ quan quản lý thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng về điều kiện của ngành nghề mà dự định kinh doanh đó.

Điều kiện về vốn điều lệ

Căn cứ theo Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.
Khi thành lập công ty, quý khách cần lưu ý về thời hạn góp vốn không được quá 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định, thì ngay khi thành lập công ty đã phải đáp ứng vốn tối thiểu bằng số vốn theo luật định.

Hồ sơ thành lập công ty

Khi đáp ứng được điều kiện cơ bản để thành lập công ty nêu trên, hồ sơ thành lập công ty cần chuẩn bị:
  • Hồ sơ khách hàng cung cấp:
 Bản sao chứng thực ( công chứng)  Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của cá nhân là chủ sở hữu, thành viên công ty, cổ đông công ty và thông tin cơ bản về công ty của quý khách hàng để chúng tôi chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Hồ sơ Greenlaw chuẩn bị:
Căn cứ vào từng loại hình mà quý khách muốn thành lập công ty mà Greenlaw sẽ hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ, giấy tờ cơ bản gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Theo mẫu Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập (Áp dụng đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ loại hình công ty cổ phần)

Các bước thành lập công ty

Thành lập công ty được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi quý khách dự định đặt địa chỉ trụ sở công ty.


Các bước thành lập doanh nghiệp
Các bước thành lập công ty

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp, quý khách thực hiện qua các bước chính như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ điện tử ( online)

Hồ sơ nộp tại Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc Chữ ký số cá nhân. Bản nộp là bản Scan hoặc bản chụp với định dạng file PDF hoặc JPG.

Bước 2: Nộp hồ sơ  giấy tại bộ phận 01 cửa

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ điện tử, chuyên viên sẽ xem xét xử lý hồ sơ điện tử và ra một trong hai thông báo sau:
  • Thông báo sửa đổi bổ sung thông tin: quý khách sửa đổi thông tin theo thông báo của chuyên viên, nộp lại theo bước 1
  • Thông báo hợp lệ: Khi nhận được thông báo hợp lệ, quý khách chuẩn bị hồ sơ giấy đã scan nộp điện tử kèm theo giấy biên nhận, thông báo hợp lệ. Nộp hồ sơ giấy tại bộ phận 1 cửa Phòng đăng ký kinh doanh hoặc Phòng chính công.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ bản giấy, quý khách nhận lại giấy biên nhận có thông tin là ngày giờ hẹn nhận kết quả. Theo thông tin đó, quý khách sắp xếp thời gian để đi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.
Lưu ý:

Những thủ tục sau khi thành lập công ty cần phải làm

1- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài (bắt buộc thực hiện)
1.1.  Căn cứ pháp lý
        Luật phí lệ phí 2015;
        Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 Quy định về lệ phí môn bài;
        Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 Hướng dẫn về lệ phí môn bài.
1.2.  Mức thu lệ phí môn bài
        Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
        Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
1.3.  Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài và lệ phí môn bài
        Trường hợp thứ nhất: Đã phát sinh hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
        Trường hợp thứ hai: Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
Tuy nhiên, việc xác định thời hạn bắt đầu kinh doanh không rõ ràng nên cách áp dụng thời hạn kê khai và nộp thuế môn bài của cơ quan quản lý thuế chưa thống nhất do vậy Greenlaw khuyến cáo doanh nghiệp nộp và kê khai thuế môn bài sớm nhất có thể (trước ngày cuối cùng của tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
2-  Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh (cần thiết thực hiện)
2.1.  Căn cứ pháp lý
        Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013;
        Thông tư Số: 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài Chính;
        Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.  Sự cần thiết của việc mở tài khoản ngân hàng
Hiện nay, trong Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định về việc Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013, Thông tư Số: 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài Chính, khi doanh nghiệp hoạt động, để được coi là chi phí được khấu trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đầu vào thì những giao dịch trên 20 triệu đồng của công ty cần phải thực hiện qua giao dịch chuyển khoản của Ngân hàng. Do đó, việc lập tài khoản giao dịch là cần thiết.
2.3.  Thông báo tài khoản ngân hàng tại cơ quan Đăng ký kinh doanh
Việc thông báo tài khoản ngân hàng được thực hiện theo Điều 53 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
3-  Treo biển công ty tại trụ sở chính (bắt buộc thực hiện)
3.1.  Căn cứ pháp lý
        Luật doanh nghiệp 2014;
        Nghị định 103/2009/NĐ-CP Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
3.2.  Nội dung quy định về treo biển công ty
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014: “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”
Như vậy, treo biển công ty là việc bắt buộc
3.3.  Hình thức, nội dung của biển công ty
        Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 103/2009/NĐ-CP Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Các hình thức biển hiệu gồm có: bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác;
    Biển phải được đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở;
  Nội dung biển hiệu được Quy định tại Điều 23 Điều 22 Nghị định 103/2009/NĐ-CP Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);
đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);
e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
  4- Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử (cần thiết thực hiện)
Hiện nay, việc thực hiện kê khai các nội dung liên quan đến thuế, bảo hiểm xã hội và một số yêu cầu của các đơn vị quản lý khác phải thực hiện qua chữ ký số điện tử, do đó việc đăng ký chữ ký số điện tử là cần thiết.
  5- Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử (cần thiết thực hiện)
Theo nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 thì cơ sở kinh doanh mới thành lập chưa đáp ứng điều kiện về công nghệ thông tin để áp dụng hóa đơn điện tử thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế (hóa đơn giấy) theo quy định, tuy nhiên chỉ được sử dụng đến hết 31/10/2020.
Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã như sau:
        Tờ khai Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01;
        Các cá nhân/tổ chức truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
6- Các nội dung cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra:
– Treo biển tại trụ sở chính;
– Hợp đồng thuê nhà; CMND+ hộ khẩu của chủ nhà
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
– Đăng ký kinh doanh;
– Con dấu của doanh nghiệp;
– Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
– Nhân viên/đại diện theo pháp luật để tiếp cơ quan thuế
7- Một số lưu ý khác
  •   Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì: công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải góp vốn để thành lập công ty trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  •   Các thành viên cá nhân có thể góp vốn bằng tiền mặt. Các thành viên tổ chức, phải góp vốn bằng hình thức chuyển khoản (không dùng tiền mặt).

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty

Tại sao nên lựa chọn chúng tôi?
Sau nhiều năm thành lập, hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý giàu nghiệm. Công ty Luật GreenLaw đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp từ bước đầu thành lập, sau thành lập và trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất với quý khách hàng.
Kết quả nhận được sau khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi gồm:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo về cơ quan thuế;
  • Dấu pháp nhân;
  • Dấu chức danh;
  • Biển công ty;
  • Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp.

Chi phí thành lập công ty

Với tiêu chí cung cấp dịch vụ tiện lợi,phù hợp, tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi, đề xuất các gói dịch vụ như sau:
Gói 1 chi phí 1,500,000 VNĐ gồm:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận mã số thuế;
  •  01 Dấu tròn công ty;
  • Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp;
  •  Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Hồ sơ thành lập công ty (để lưu).
Gói 2 chi phí 2,500,000 VNĐ gồm:
  •  Các kết quả nhận được tại Gói 1;
  •  01 dấu chức danh;
  • 01 biển công ty loại cơ bản
  •  Tư vấn, hướng dẫn thực hiện hồ sơ thuế ban đầu.
  • Nộp hồ sơ thuế ban đầu tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Thông báo tài khoản ngân hàng 
Gói 3 chi phí 3,000,000 VNĐ gồm:
  • Các kết quả nhận được tại Gói 2;
  • Tư vấn , hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử;
  •  Hỗ trợ liên hệ đại lý cung cấp hóa đơn điện tử, chữ ký số, nộp tờ khai lệ phí môn bài

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cần quyết định thành lập công ty?
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần có quyết định thành lập công ty khi Công ty dự định thành lập có chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức.

Bài viết https://greenlaw.vn/thanh-lap-cong-ty đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công Ty Luật TNHH GreenLaw.