25 thg 6, 2020

Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Trước khi tìm hiểu sâu về những cách thành lập doanh nghiệp tư nhân thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem doanh nghiệp tư nhân là gì? Những đặc thù hay quy trình thành lập doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nhé.

thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo khoản 1 điều số 183 luật doanh nghiệp 2014 chúng ta có thể hiểu được khái niệm về doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Về mặt chứng khoán, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Một doanh nghiệp tư nhân chỉ được quyền có một cá nhân là chủ doanh nghiệp. Và chủ doanh nghiệp tư nhân đó không được đồng thời là chủ hộ kinh hay thành viên công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Về mặt lý thuyết chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của doanh nghiệp tư nhân là gì rồi. Vậy thì trước khi chúng ta đi sâu tìm hiểu về các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào thì chúng ta hãy tham khảo xem việc thành lập doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm gì tốt hay nhược điểm gì cần chú ý nhé

a, Ưu điểm

          Là người được tự do quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp do chỉ có một chủ sở hữu.

          Chủ sở hữu cũng đồng thời là đại diện về mặt pháp luật cho doanh nghiệp

          Với chế độ trách nhiệm vô hạn thì doanh nghiệp tư nhân dễ dàng gọi vốn đầu tư cũng như hợp tác kinh doanh, cũng như tạo được sự tin tưởng với đối tác của mình.

          Cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản

b, Nhược điểm

          Do doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ nên mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

          Khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn nên tính rùi ro cao

          Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường

          Không được mua cổ phần hay không được góp vốn thành lập trong những loại hình doanh nghiệp khác

          Cũng là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Sau khi các chủ doanh nghiệp đã nắm được những ưu nhược điểm về việc thành lập rồi thì chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu những điều kiện mà các chủ doanh nghiệp cần để thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện chung:

          Tên của doanh nghiệp không được trùng hay gây nhầm lẫn đối với các doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước.

          Tên của doanh nghiệp bao gồm:

    • Tên doanh nghiệp Tiếng Việt
    • Tên doanh nghiệp tiếng nước ngoài
    • Tên doanh nghiệp viết tắt

          Trụ sở chính của doanh nghiệp: Được quyền sử dụng có hợp pháp, địa chỉ rõ ràng, không thuộc khu vực quy hoạch, không nằm ở chung cư trừ những tầng có chức năng thương mại nhưng cần có văn bản xác minh.

          Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rằng có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành và không bị cấm đầu tư kinh doanh.

          Vốn đầu tư của doanh nghiệp cần đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, và còn tùy với từng ngành nghề mà doanh nghiệp đưa ra mức vốn phù hợp.  Về vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn ở bên dưới nhé.

Điều kiện riêng:

          Doanh nghiệp sẽ do một cá nhân duy nhất làm chủ

          Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì? Hồ sơ gồm những gì và các lưu ý khi soạn thảo ra sao? Hiện công ty Luật Greenlaw chúng tôi đang làm cho một số doanh nghiệp tư nhân mới và rút ra được những hồ sơ các chủ doanh nghiệp cần và có như sau:

          Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp – là mẫu giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 11/03/2019

          Theo Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty

          Đối với một doanh nghiệp xã hội thì cần cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường.

          Trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp không thể trực tiếp tới nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

  • Công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực
  • Người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực và có giá trị thay thế
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục thành lập công ty tư nhân.

          Còn với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ xã hội thành Doanh nghiệp xã hội thì cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ xã hội thành Doanh nghiệp xã hội.

Thời gian giải quyết

Tùy vào hình thức phát triển của doanh nghiệp mà sẽ có thời gian cụ thể:

          Doanh nghiệp có vốn đầu tư của Việt Nam thì thời gian xin giấy phép đăng ký thành lập công ty vốn Việt Nam và thời gian làm hồ sơ là khoảng 3 – 7 ngày

          Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài ( 1% – 100% ) thì:

  • Thời gian xin giấy phép thành lập công ty từ 3 – 7 ngày
  • Thời gian xin giấy chứng nhận đầu tư từ 15 – 30 ngày

Các doanh nghiệp cần lưu ý thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài cần phải đầy đủ và hợp lệ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý rằng trên đây chỉ là khoảng thời gian xin giấy phép thành lập công ty. Còn các doanh nghiệp cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin và hoàn tất các thủ tục cần thiết. Như là thời gian khắc con dấu (khoảng 3 – 4 ngày), thời gian làm tài khoản ngân hàng (1 ngày), chờ cấp mã số thuế (khoảng 5 – 7 ngày)…

Những điều cần biết về vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Vốn cần là bao nhiêu để được thành lập doanh nghiệp? Quy định của pháp luật như thế nào? Chắc hẳn cũng có nhiều chủ doanh nghiệp đang khá thắc mắc về vấn đề này khi đang có ý định lựa chọn và thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân này. Vậy không phải để các chủ doanh nghiệp đợi lâu, hãy cùng tìm hiểu thôi.

thành lập doanh nghiệp tư nhân
Vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Vốn Doanh Nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp tư nhân thì điều cần thiết không thể thiếu đó chính là vốn thành lập doanh nghiệp. Tại Điều 184 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 có quy định như sau:

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Tất cả vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân hay quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Nguồn: https://ift.tt/2YxzVh6

Quản lý doanh nghiệp

Cùng với đó theo Điều số 185 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 cũng có quy định về quản lý doanh nghiệp

  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Ttong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Các loại vốn

Các chủ doanh nghiệp tư nhân cần nắm rõ các loại vốn sau đây để có thể chinh chiến đường dài trên con đường thành công

          Vốn Điều Lệ: Là tổng số vốn được các cổ đông hoặc các thành viên đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Pháp luật không quy định vốn điều lệ công ty tối thiểu là bao nhiêu, tuy nhiên với một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì cần phải đăng ký mức vốn điều lệ. Tối thiểu phải bằng với mức vốn pháp định.

          Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ khi đăng ký ngành kinh doanh. Phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đăng ký để đưa ra mức vốn lớn hay nhỏ.

          Vốn ký quỹ: Là số vốn mà doanh nghiệp đăng ký để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp ở một số trường hợp bắt buộc. Doanh nghiệp sẽ đăng ký tài khoản ký quỹ tại ngân hàng và phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng để đảm bảo hoạt động của công ty.

          Vốn của tổ chức – cá nhân nước ngoài: Là mức vốn của nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vào doanh nghiệp tại Việt Nam, tổ chức mở doanh nghiệp theo pháp luật nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Lưu ý cho doanh nghiệp

Một chút lưu ý về mặt lựa chọn vốn dành cho các doanh nghiệp tư nhân:

          Theo luật doanh nghiệp năm 2014 thì chủ doanh nghiệp sẽ là người tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty. Đồng thời, cũng là người chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.

          Các cá nhân kinh doanh nên xem xét cẩn thận trước khi quyết định vì với việc là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Nên điều này rất nguy hiểm đối với người lần đầu khởi nghiệp mà chưa có kinh nghiệm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản của người đầu tư.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bên trên là quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân, để thực hiện được quy trình đó các doanh nghiệp nên tìm tới các công ty Luật để thực hiện đúng nhất.

Công ty Luật GREENLAW được Sở Tư Pháp thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động và có trụ sở chính tại Hà Nội. Với hơn 5 năm hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý, dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ đã khẳng định được uy tín, tín nhiệm, niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước về dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, kinh doanh, thương mại, đầu tư, lao động, pháp luật thuế, giải quyết tranh chấp thương mại…

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, cùng những cố vấn cấp cao có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, Luật Greenlaw và cộng sự cam kết sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất, mang đến những tư vấn pháp lý hữu ích và giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết hiệu quả những vướng mắc và tháo gỡ những khó khăn của Quý khách.

Công ty Luật Greenlaw hỗ trợ các lĩnh vực sau:

          Tư vấn và xin các các giấy phép hoạt động cho các lĩnh vực năng lượng, y tế, giáo dục, hoạt động phân phối, xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ, bất động sản, sở hữu trí tuệ…

          Là đơn vị tư vấn pháp lý thường xuyên cho những doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý cho khách hàng từ khi thành lập, cho tới suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động.

          Trực tiếp tham gia bảo vệ khách hàng là các yếu nhân trong xã hội trong những vụ án tranh chấp dân sự, kinh tế, cũng như vụ án hình sự tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Trọng tài thương mại.

By your side, guide your way!

Hãy để chúng tôi hỗ trợ, giúp đỡ bạn thành lập doanh nghiệp tư nhân và đồng hành cùng bạn trên con đường tiến tới thành công!

Nguồn bài viết: Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét