26 thg 6, 2020

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như nào là tốt nhất?

Để thành lập địa điểm kinh doanh thì các doanh nghiệp cần gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Bài viết này được viết ra để cung cấp tới cho bạn những thông tin bổ ích, quý giá và luôn được cập nhật liên tục.

thành lập địa điểm kinh doanh
Đăng ký địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là gì?

Trong quá trình các doanh nghiệp hoạt động, để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì hầu hết các doanh nghiệp đều muốn thành lập địa điểm kinh doanh. Trước khi đi sâu tìm hiểu về các quy trình thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh thì chúng ta phải nắm rõ được địa điểm kinh doanh là gì? Tại sao nên thành lập địa điểm kinh doanh? Ưu nhược điểm của việc thành lập này ra sao? Cùng nhau tìm hiểu nhé

Khái niệm địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động của doanh nghiệp. Như trước ngày 01/07/2015 thì địa điểm kinh doanh được cấp trong một nội dung của đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, địa chỉ đăng ký kinh doanh kinh doanh được cấp bởi một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng và song song với Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Ưu điểm

Ưu điểm lớn của địa điểm kinh doanh là có thể thực hiện chức năng kinh doanh. Khi mà doanh nghiệp không còn có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì với thủ tục chấm dứt hoạt động gọn nhẹ, nhanh chóng (thường chỉ từ 5 – 7 ngày). Không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu như chi nhánh.

Nhược điểm

  • Khi công ty không có trụ sở hoặc chi nhánh ở nơi đó thì sẽ không được lập địa điểm kinh doanh
  • Phải đóng thuế môn bài
  • Không được quyền đăng ký con dấu riêng

Lưu ý về cách đặt tên trước khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Khi muốn thành lập địa điểm kinh doanh thì phải có một cái tên cho địa điểm kinh doanh đó. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái như F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp và kèm theo cụm từ “chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh.
  • Với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày doanh nghiệp phải gửi thông báo theo mẫu thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Nội dung thông báo bao gồm: 

  • Mã số của doanh nghiệp
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh
  • Tên địa điểm kinh doanh
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh
  • Họ tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 
  • Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Sau khi các chủ doanh nghiệp đã tìm được một cái tên hợp lệ cho địa điểm kinh doanh của mình, cũng như đã chuẩn bị xong những hồ sơ cần thiết thì bước tiếp theo các chủ doanh nghiệp cần làm là nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh. Khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đưa thông tin vào trong Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.

Thời gian – Kết quả nhận được khi thực hiện thủ tục

Tất nhiên, không phải chỉ cần nộp được hồ sơ hợp lệ là các doanh nghiệp sẽ có mã số địa điểm kinh doanh luôn. Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp thực sự có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Các thủ tục sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

Như công ty GREENLAW đang thực hiện thủ tục cho khách hàng mới muốn thành lập địa điểm kinh doanh là sau khi tất cả những hồ sơ đã hợp lệ, tên địa điểm kinh doanh đã có thì tiếp theo doanh nghiệp cần treo biển, kê khai và nộp phí môn bài.

Treo Biển

Lỗi nhìn qua tưởng nhỏ nhưng lại phạt nặng! Khi các doanh nghiệp mới thành lập địa điểm kinh doanh nhưng lại quên không treo biển thì theo quy định hiện nay lỗi này sẽ bị phạt như thế nào?

Theo Khoản 2 – Điều 31 Luật Doanh Nghiệp, tên doanh nghiệp sẽ phải được gắn trên biển hiệu ở trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nghĩa vụ bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 – 15 triệu.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý khi đặt biển hiệu:

  • Nội dung biển hiệu phải có tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có), tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại.
  • Biển hiệu phải đảm bảo mỹ quan, được viết bằng tiếng Việt (trong trường hợp doanh nghiệp muốn đề tên nước ngoài hay tên viết tắt) thì sẽ ghi ở phía dưới và có kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
  • Với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa 2m và chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Với chiều dọc thì chiều ngang tối đa 1m, cao tối đa 4m (không vượt chiều cao của tầng nhà)
  • Biển hiệu không được phép che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa. Không lấn vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông.

Kê khai thuế môn bài

Hỏi: Doanh nghiệp của tôi hiện đang có trụ sở tại Cầu Giấy – Hà Nội. Vào đầu tháng 6.2020 chúng tôi có thành lập địa điểm kinh doanh tại Quận 1 – Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thành lập chúng tôi có đang gặp vướng mắc về việc kê khai và nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh này.

Ngày 26 tháng 6 năm 2020

Đáp: Dạ vâng, về một số vướng mắc của bạn thì công ty Greenlaw xin được tư vấn cho bạn thêm về thuế môn bài và kê khai như sau ạ:

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập hoặc ra hoạt động kinh doanh, sản xuất ( từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 ). Trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài mà doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chính chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh đó sẽ được hưởng miễn lệ phí môn bài theo thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.

Còn về việc kê khai thuế môn bài thì sẽ áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mới thành lập. Khai lệ phí môn bài một lần khi mới thành lập. 

  • Hồ sơ kê khai: Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành đi kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP
  • Thời hạn nộp là trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập.
  • Nơi nộp là cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Như vậy, với trường hợp của công ty bạn căn cứ vào Điểm B – Khoản 2 – Điều 5 Thông tư số 95/2016/TT-BTC thì bạn sẽ nộp trực tiếp tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu 01/MBAI (NĐ 139/2016) và sẽ nộp thuế môn bài địa điểm kinh doanh cho Chi cục thuế quận 1. Về cách lập tờ khai lệ phí môn bài cũng tương tự cách lập tờ khai cho chi nhánh cùng tỉnh. Nhưng do địa điểm kinh doanh khác tỉnh không có mã số thuế nên ở mục Mã số thuế phần 2 bạn sẽ để trống.

Hỏi đáp xoay quanh chủ đề thành lập địa điểm kinh doanh

GREENLAW xin chia sẻ thêm một vài vấn đề mà các chủ doanh nghiệp còn đang vướng mắc cần được giải thích cụ thể và chi tiết hơn.

Đăng ký địa điểm kinh doanh
Đăng ký địa điểm kinh doanh

Hỏi: Địa điểm kinh doanh phải nộp những thuế gì?

Đáp: Địa điểm kinh doanh sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính hoặc chi nhánh của doanh nghiệp. Vì vậy mọi loại thuế liên quan tới doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,…đều được kê khai tại trụ sở chính hoặc chi nhánh. Còn khi đăng ký địa điểm kinh doanh chỉ phải kê khai và nộp thuế (phí, lệ phí) môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại nơi đặt địa điểm kinh doanh.

 

Hỏi: Mã số địa điểm kinh doanh là gì? Mã số thuế địa điểm kinh doanh?

Đáp: Khác với mã số doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh gồm 5 chữ số được cấp theo thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Mã số thuế địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng. Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành nơi Công ty đặt trụ sở chính thì sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. 

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

 

Hỏi: Không thông báo thành lập địa điểm kinh doanh có bị phạt hay không?

Đáp: Có nhé bạn. Nếu doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh mà không thông báo sẽ bị phạt cụ thể từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh tại địa điểm mà không có thông báo.

 

Hỏi: Tôi đã có trụ sở chính, địa điểm kinh doanh tại Đà Lạt rồi. Giờ tôi muốn thuê địa điểm kinh doanh tại Hà Nội nữa và văn phòng này sẽ chỉ có chức năng tìm kiếm khách hàng và thỏa thuận hợp đồng thôi thì phải đăng ký thêm địa điểm kinh doanh như thế nào?

Đáp: Greenlaw xin trả lời câu hỏi của bạn như sau, nếu bạn muốn mở thêm các điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện khác ngoài trụ sở chính ra, bạn cần thực hiện các thủ tục xin đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện theo quy định.

Nguồn bài viết: Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như nào là tốt nhất? theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét