3 thg 8, 2020

Quy trình, hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Việc xuất nhập khẩu là một quyền kinh doanh của doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp. Doanh nhân được xuất nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Vậy đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu ra sao? Bắt đầu từ đâu và hồ sơ thủ tục như thế nào. Xin đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang loay hoay không tìm được nơi cung cấp đầy đủ thông tin.

thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thành lập công ty xuất nhập khẩu

Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

Tùy vào sản phẩm và hàng hóa có điều kiện theo thẩm quyền của Bộ Ngành liên quan mà hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được cấp phép. Trong một vài trường hợp thì hàng hóa phải đảm bảo những quy định, điều kiện liên quan về kiểm dịch an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan. Tức là để nắm được điều kiện xuất nhập khẩu một mặt hàng cụ thể nào đó thì sẽ cần liên hệ với cơ quan hải quan hoặc bộ ngành quản lý sản phẩm.

Theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP (Quy định chi tiết về thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các hoạt động mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài) thì những hàng hóa không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu  thì sẽ chỉ cần làm thủ tục tại chi cục hải quan và khi đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu.

Từ đó, khi tiến hành thành lập công ty xuất nhập khẩu thì thủ tục như thành lập một công ty bình thường. Nếu sản phẩm có điều kiện thì xin giấy phép con đủ điều kiện, còn không có điều kiện thì XNK bình thường.

Thông tin cần chuẩn bị để đăng ký công ty xuất nhập khẩu

Nên chọn loại hình công ty gì khi thành lập công ty XNK

Mặc dù có rất nhiều loại hình công ty nhưng chúng ta có thể thấy dưới đây là các loại hình phổ biến:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Còn tùy thuộc vào tình hình thực tế cũng như nhu cầu kinh doanh trong tương lai mà các doanh nhân có thể lựa chọn loại hình phù hợp nhất với công ty mình.

Đặt tên công ty xuất nhập khẩu

Tên công ty không được trùng với các công ty đã đăng ký trước đó.

Tên có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt.

  • Tên tiếng Việt thì phải có 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng
  • Tên tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài thuộc hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài thì tên riêng của doanh nghiệp có thể để nguyên hoặc cũng có thể dịch sang tiếng nước ngoài với nghĩa tương ứng
  • Tên viết tắt: Là tên được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài

Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Khi đăng ký vốn điều lệ của doanh nghiệp mặc dù doanh nghiệp có thể tự quyết định và không cần phải chứng minh nhưng cũng nên cần lưu ý.bởi mức vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải đóng hàng năm.

  • Mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ đóng mức thuế là 2 triệu đồng/năm
  • Mức vốn điều lệ Trên 10 tỷ sẽ đón 3 triệu đồng/năm

Nhưng các công ty XNK mới thành lập cũng không nên quá đặt nặng vào vấn đề này bởi vì thực tế việc điều chỉnh lại mức vốn điều lệ là tương đối đơn giản.

thông tin thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thông tin thành lập công ty xuất nhập khẩu

Ngành nghề kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu

Bản chất khi tiến hành đăng ký công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp có thể đăng ký các ngành nghề kinh doanh bất kỳ. Việc cần làm là khi đề nghị mở công ty với Sở kế hoạch đầu tư thì doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động xuất nhập. Một số ngành nghề kinh doanh mà công ty xuất nhập khẩu có thể tham khảo:

  • Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ (4782)
  • Quảng cáo (7310)
  • Cung ứng lao động tạm thời (7820)
  • Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh (4771)
  • May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú, trừ tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan và không gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da, luyện cán cao su tại trụ sở). (1410)
  • Sản xuất sản phẩm từ da lông thú (không thuộc da, tẩy, nhuộm, hồ, in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở). (1420)
  • Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc (1430)
  • Thuộc, sơ chế da, sơ chế và nhuộm da lông thú (1511)
  • Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm (Trừ thuộc da, luyện cán cao su, tái chế phế thải, tẩy nhuộm hồ in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở) (1512)
  • Sản xuất giày dép (Trừ thuộc da, luyện cán cao su, tái chế phế thải, tẩy nhuộm hồ in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở) (1520) 
  • Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép (4641)

Địa chỉ trụ sở công ty

Để các doanh nghiệp nhận được giấy phép xuất nhập khẩu thì sẽ phải khai báo địa chỉ kinh doanh một cách rõ ràng. Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. 

Phải rõ ràng và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, đường hay là thôn, xã, ấp, phường, thị trấn, huyện… Ngoài ra còn cần số điện thoại liên lạc và các thông tin khác như số fax hay thư điện tử.

Lưu ý: Với các chung cư có chức năng để ở sẽ không được đặt làm trụ sở chính của doanh nghiệp. Trừ trường hợp chung cư đã được xin chức năng kinh doanh thì có thể đăng ký làm trụ sở.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký công ty xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục cụ thể như sau:

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông
  • Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các thành viên, cổ đông công ty hợp lệ
thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu thì cần làm gì?

Sau khi đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu thì điều mà doanh nghiệp cần phải làm đó là:

  • Làm thủ tục khắc dấu tròn cho công ty và thông báo mẫu dấu lên sở KHĐT
  • Đăng bố cáo dịch vụ thành lập công ty
  • Gắn bảng hiệu cho trụ sở chính
  • Hoàn tất các thủ tục kê khai thuế ban đầu.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo lên Sở KHĐT
  • Mua token chữ ký số
  • Nộp lệ phí môn bài và tờ khai thuế môn bài thông qua tài khoản điện tử

Một vài câu hỏi pháp lý thường gặp liên quan

Hỏi: Công ty bạn có chuyên dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu không?

Đáp: Greenlaw chúng tôi là đơn vị tư vấn, dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về thành lập công ty xuất nhập khẩu. Với hơn 5 năm thành lập và các chuyên viên giàu kinh nghiệm, các doanh nghiệp tự tin lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.

 

Hỏi: Bao nhiêu lâu hoàn thành?

Đáp: Thời gian hoàn thành trong bình từ 5 – 7 ngày

 

Hỏi: Tôi có thể gọi điện tư vấn? Và có mất phí không?

Đáp: Anh/chị có thể yên tâm rằng tư vấn bên Greenlaw chúng tôi hoàn toàn miễn phí qua điện thoại hoặc tại văn phòng của Greenlaw.

Trên đây là kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu thực tế cũng như và thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu chi tiết bạn có thể tham khảo với đầy đủ thông tin cần thiết để tìm hiểu. Liên hệ Greenlaw theo thông tin phía dưới để được hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng!

Trụ sở chính: Số A38, Ngõ 2, Đường Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Email: lienhe.greenlaw@gmail.com

Hotline: 0967-984-900 hoặc 024.666.38.234

Nguồn bài viết: Quy trình, hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-cong-ty-xuat-nhap-khau
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét