23 thg 9, 2020

Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép phân phối rượu

Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật và cần phải xin giấy phép trước khi doanh nghiệp chính thức hoạt động kinh doanh rượu. Để được nhập khẩu các sản phẩm rượu từ nước ngoài, thông qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, doanh nghiệp phải xin giấy phép phân phối rượu của Bộ Công thương.

Vậy Giấy phép phân phối rượu là gì? Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục thực hiện như thế nào? Luật Greenlaw xin có bài viết tư vấn cụ thể dưới đây.

Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép phân phối rượu

Giấy phép phân phối rượu là gì?

– Giấy phép phân phối rượu là giấy phép cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu rượu từ một số thương nhân nước ngoài nhất định hoặc mua rượu từ các doanh nghiệp sản xuất rượu trong nước quy định trong giấy phép đã được cấp và thực hiện quyền phân phối rượu qua các hệ thống đại lý phân phối rượu trong nước của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có giấy phép phân phối rượu sẽ được bán rượu cho các đối tượng sau:

  • Các doanh nghiệp khác có giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được ghi trong giấy phép phân phối rượu đã được cấp.
  • Cho các doanh nghiệp mua rượu để thực hiện việc xuất khẩu rượu ra nước ngoài.
  • Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được cấp phép và theo nội dung ghi trên giấy phép phân phối rượu.
  • Được quyền bán rượu tiêu dùng tại chỗ, tuy nhiên phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/09/2017 về kinh doanh rượu và có hiệu lực từ ngày 01/11/2017.

– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, có hiệu lực kể từ ngày 22/03/2020.

– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực từ ngày 02/02/2018.

– Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.

– Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung nghị định 185/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.

Điều kiện được cấp Giấy phép phân phối rượu

Theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép phân phối rượu gồm:

– Có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có đầy đủ ngành nghề kinh doanh, nhập khẩu rượu.

– Có hệ thống kho hàng đáp ứng được các điều kiện để bảo quản, lưu trữ các sản phẩm rượu.

– Có thống phân phối rượu trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính). Tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố thì phải có ít nhất 01 doanh nghiệp có giấy phép bán buôn rượu.

– Nếu doanh nghiệp đã có chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có thêm xác nhận của doanh nghiệp bán buôn rượu.

– Có hợp đồng nguyên tắc hoặc Hợp đồng phân phối rượu giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp nhập khẩu rượu trong nước hoặc giữa doanh nghiệp sản xuất rượu trong nước với doanh nghiệp xin giấy phép phân phối rượu.

– Sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh đã được công bố theo đúng quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin giấy phép phân phối rượu

Doanh nghiệp muốn xin giấy phép phân phối rượu, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giấy gồm các thành phần sau:

– Đơn đăng ký đề nghị được cấp Giấy phép phân phối rượu theo mẫu 01 (ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP);

– Bản sao có chứng thực hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.

– Tài liệu chứng minh về hệ thống phân phối rượu của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, gồm một trong hai loại như sau:

  • Bản sao có chứng thực: hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng phân phối hoặc thỏa thuận hợp tác về việc cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu của doanh nghiệp. Kèm theo bản sao hợp lệ Giấy phép bán buôn rượu.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có ngành nghề về kinh doanh rượu.

– Tài liệu về đơn vị cung cấp rượu cho doanh nghiệp xin giấy phép, gồm các giấy tờ sau:

  • Bản sao có chứng thực và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt hoặc song ngữ có tiếng Việt: Hợp đồng đại lý, Hợp đồng phân phối hoặc Văn bản giới thiệu của doanh nghiệp sản xuất rượu, doanh nghiệp phân phối rượu khác hoặc thương nhân cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các đơn vị cung cấp rượu.
  • Trường hợp đơn vị cung cấp rượu là doanh nghiệp trong nước, yêu cầu phải có thêm bản sao hợp lệ Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trình tự, thủ tục thực hiện xin giấy phép phân phối rượu

– Thời gian cấp phép: 20 – 25 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ xin giấy phép phân phối rượu hợp lệ.

– Cơ quan cấp giấy phép: Bộ Công thương.

– Lệ phí nhà nước: Lệ phí thẩm định tính cho mỗi địa chỉ cơ sở kinh doanh rượu là: 1.200.000 đồng/cơ sở/lần thẩm định.

– Hiệu lực của giấy phép phân phối rượu: 05 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép. Trước khi hết thời hạn hiệu lực của giấy phép phân phối rượu ít nhất 30 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép phân phối rượu tại Bộ Công thương.

– Các hồ sơ, giấy tờ, trình tự và điều kiện thực hiện thủ tục được áp dụng tương tự như đối với trường hợp cấp mới giấy phép.

Một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện hoạt động phân phối rượu:

– Rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh, vì vậy nếu doanh nghiệp kinh doanh mà không xin giấy phép trước hoặc không xin cấp lại giấy phép khi đã hết hiệu lực thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến tối đa 20.000.000 đồng, kèm theo bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh phân phối rượu từ 1-3 tháng nếu tái phạm.

– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu mà không có địa điểm cố định, rõ ràng, không theo địa điểm kinh doanh đã được cấp trong giấy phép thì có thể bị phạt từ 5 triệu đến tối đa 10 triệu đồng.

– Trường hợp doanh nghiệp vi phạm một trong các lỗi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu:

“a) Không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

b) Không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác.”

– Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các trường hợp sau thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến tối đa 30 triệu đồng:

“a) Không có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;

b) Không có kho hàng hoặc hệ thống kho hàng thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;

c) Không có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường theo quy định.”

– Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các trường hợp sau thì có thể bị phạt mức tiền từ 30 triệu đến tối đa 50 triệu đồng gồm:

“a) Không có hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên theo quy định;

b) Kinh doanh phân phối rượu mà không phải là doanh nghiệp theo quy định.”

Ngoài các mức tiền xử phạt trên, doanh nghiệp có thể bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối rượu từ 01-03 tháng, tùy theo mức độ vi phạm và tái phạm của doanh nghiệp.

Dịch vụ xin giấy phép phân phối rượu do Luật Greenlaw thực hiện

Đến với Luật Greenlaw, Quý khách hàng sẽ được đội ngũ Luật sư – chuyên viên tư vấn pháp lý giàu kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức tư vấn nhiệt tình, chi tiết các vấn đề liên quan đến giấy phép phân phối rượu, cụ thể:

– Tư vấn miễn phí các điều kiện xin giấy phép phân phối rượu, các hồ sơ, giấy tờ công ty cần chuẩn bị theo quy định của pháp luật, các quyền và nghĩa vụ mà công ty phân phối rượu được và phải thực hiện;

– Hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ để xin giấy phép phân phối rượu.

– Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp để nộp hồ sơ, nhận kết quả và thực hiện, xử lý các công việc có liên quan đến thủ tục với chuyên viên thẩm định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy phép.

– Hướng dẫn công ty chuẩn bị cơ sở, vật chất để tiến hành thẩm định các địa điểm kinh doanh rượu (nếu có) theo quy định.

– Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục công ty cần thực hiện sau khi xin giấy phép, trong quá trình hoạt động kinh doanh phân phối rượu.

Trên đây là những thông tin về giấy phép phân phối rượu. Quý khách muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc muốn sử dụng dịch vụ xin giấy phân phối rượu có thể liên hệ trực tiếp theo tổng đài 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234 hoặc để lại thông tin để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng.

Nguồn bài viết: Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép phân phối rượu theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/giay-phep-phan-phoi-ruou
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét