21 thg 10, 2020

Kinh nghiệm khi thành lập công ty

Kinh nghiệm thành lập công ty sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và cả công sức rất nhiều. Để giúp giúp quý khách hàng Luật Greenlaw xin đưa ra một số kinh nghiệm khi thành lập doanh nghiệp mà chúng tôi đã đúc kết lại sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này.

Những kinh nghiệm khi thành lập công ty

Kinh nghiệm thành lập công ty mọi người nên biết.

Kinh nghiệm chọn loại hình doanh nghiệp

– Doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp thật kỹ lưỡng trước khi thành lập. Có các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau vì vậy các bạn nên lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

Kinh nghiệm về đặt tên công ty

– Tên doanh nghiệp không được đặt giống hay dễ gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác và phải được viết bằng tiếng Việt và có ít nhất 2 yếu tố là : Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

– Tên doanh nghiệp không được trùng với cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên tiếng Việt dịch sang tiếng nước ngoài tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp khi được dịch sang tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tiếng nước ngoài tương ứng.

– Tên viết tắt của doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiến nước ngoài.

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty

– Doanh nghiệp có thể đặt địa chỉ công ty tại nhà người thân, bạn bè hoặc thuê văn phòng ảo nếu chưa có trụ sở của mình. Địa chỉ này phải rõ ràng, chính xác và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam có số nhà, tên phố hay tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thành phố, tỉnh, thành phố trực thuộc, đặc biệt không được đặt tại nhà tập thể hoặc chung cư.

– Trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Do một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu có điều kiện. Nên nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì nên chuẩn bị các điều kiện cũng như chứng chỉ hành nghề và mức vốn khi thành lập.

Kinh nghiệm chọn người đại diện pháp luật

– Người đại diện pháp luật này người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Người này có là Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.

– Người đại diện pháp luật phải thường trú tại Việt Nam, có thể là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài. Người này phải có trình độ chuyên môn cao và có khả năng quản lý doanh nghiệp. Sau khi thành lập công ty người đại diện pháp luật này có thể thay đổi theo đúng pháp luật.

Kinh nghiệm về việc góp vốn

– Số vốn còn tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bắt buộc vốn pháp định thì phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đã có đủ số vốn trên.

– Thời hạn việc góp vốn là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kinh doanh. tài sản góp vốn có thể là: tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản… Nên các bạn cần xác định rõ loại tài sản nào để góp vốn thành lập công ty.

Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng

Để mở tài khoản ngân hàng bạn chỉ cần đến ngân hàng và mang theo Giấy chứng nhận doanh nghiệp+Chứng minh thư nhân dân+Con dấu doanh nghiệp.

Kinh nghiệm đóng thuế qua phần mềm chữ ký số điện tử

Kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp. Việc đóng thuế sẽ được đóng qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử. Vì vậy doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử để phục vụ việc báo cáo đóng thuế.

Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty

– Thuế giá trị gia tăng: Được đóng theo quý;

– Thuế môn bài: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành hành đóng thuế môn bài. Mức thuế môn bài phải đóng còn phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Được đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

– Thuế nhập khẩu (doanh nghiệp nhập khẩu): Doanh nghiệp đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

– Thuế xuất khẩu (doanh nghiệp xuất khẩu): Doanh nghiệp đóng thuế này khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.

Hy vọng qua những kinh nghiệm thành lập công ty trên đây sẽ giúp ích được cho các quý bạn đọc. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp về vấn đề trên xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật TNHH Greenlaw

Địa chỉ: Số nhà A38, Ngõ 48 Nguyễn Chánh, Trung hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234.

Email: lienhe.greenlaw@gmail.com.

Nguồn bài viết: Kinh nghiệm khi thành lập công ty theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/kinh-nghiem-khi-thanh-lap-cong-ty
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét