19 thg 10, 2020

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Việc một cá nhân hay tổ chức có ý tưởng kinh doanh và muốn thành lập một công ty để hiện thực hóa ý tưởng đó là một điều hết sức bình thường và phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu đầy đủ về công ty cũng như các loại hình, thủ tục thành lập. Vì vậy, qua bài viết này chúng tôi xin gửi đến Quý khách hàng những điều cần biết khi thành lập công ty, để Quý khách hàng có cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất về các vấn đề liên quan đến công ty.

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Loại hình công ty

Việc đầu tiên cần thực hiện khi thành lập công ty đó là quyết định loại hình công ty. Hiện nay, có những loại hình công ty phổ biến là:

  • Công ty cổ phần
  • Công ty TNHH thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Tùy vào tình hình thực tế cũng như nhu cầu của người dự định thành lập công ty mà lựa chọn loại hình phù hợp. Chẳng hạn nếu công ty chỉ gồm 1 cá nhân góp vốn thì loại hình sẽ là công ty TNHH một thành viên, nếu có hai người góp vốn thì có thể chọn loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có từ 3 thành viên góp vốn thì có thể cân nhắc giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Ngoài ra còn một số loại hình công ty khác như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,…

Tên công ty

– Tên công ty, theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành, bao gồm 2 thành phần. Phần đầu tiên là loại hình công ty, phần thứ 2 là tên riêng. Ví dụ Công ty TNHH ABC, Công ty Cổ phần XYZ.

– Có một số lưu ý khi đặt tên riêng cho công ty như sau:

  • Tên riêng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác đã đăng ký;
  • Tên riêng không được chứa tên của các cơ quan, tổ chức nhà nước;
  • Tên riêng không được chứa các từ ngữ nhạy cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Địa chỉ trụ sở chính

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty không được đặt ở chung cư hoặc nhà tập thể cao tầng. Nếu trụ sở đặt trong tòa nhà có chức năng văn phòng thì khi thành lập phải nộp kèm giấy tờ chứng minh chức năng văn phòng, kinh doanh tại tòa nhà đó.

Còn đối với các địa chỉ khác thì hoàn toàn có thể đăng ký làm trụ sở bình thường.

Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động không giới hạn ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, sẽ cố một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ thì mới được đăng ký hoạt động.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản (Mã 6810) yêu cầu vốn pháp định mức tối thiểu là 20.000.000 đồng, ngành dịch vụ kế toán yêu cầu có chứng chỉ chuyên ngành, …

Do đó, khi đăng ký ngành nghề cần xem xét ngành nghề dự định đăng ký có phải là ngành nghề có điều kiện không, để tránh bị  cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ.

Vốn điều lệ

– Vốn điều lệ của công ty là phần tài sản mà các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vào một thời điểm nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, không có quy định cụ thể nào về số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa.

– Doanh nghiệp tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như ngành nghề kinh doanh để đăng ký số vốn điều lệ phù hợp.

– Ngoài ra, số vốn điều lệ còn là căn cứ để tính lệ phí môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Cụ thể, Với mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, lệ phí môn bài hàng năm là 2.000.000 đồng, và 3.000.000 đồng với mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng trở lên.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát sinh với các đối tác, thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu sau đây:

  • Là người trên 18 tuổi;
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Không trong quá trình chấp hành các bản án, không trong quá trình cải tạo.

Các cơ quan giải quyết yêu cầu cấp phép kinh doanh

– Công an tại địa phương nơi đặt trụ sở chính kinh doanh.

– Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

– Cơ quan thuế có thẩm quyền.

– Ngân hàng mở tài khoản của công ty.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi thành lập công ty, hy vọng chúng tôi đã đem đến cho Quý khách hàng những hiểu biết ban đầu và cơ bản nhất về việc thành lập công ty. Việc thực hiện thủ tục thành lập công ty tuy không quá phức tạp, tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm hết các quy định của pháp luật cũng như các điều cần lưu ý. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn thành lập công ty, Quý khách vui lòng liên hệ với Greenlaw để được tư vấn đầy đủ và chuyên nghiệp nhất.

Nguồn bài viết: Những điều cần biết khi thành lập công ty theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-thanh-lap-cong-ty
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét