8 thg 10, 2020

Thành lập công ty tài chính

Thành lập công ty tài chính đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm vì dịch vụ này đang dần được người dân ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ. Nghe quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ công ty tài chính là gì, thủ tục thành lập công ty tài chính như thế nào? Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu dưới bài viết sau nhé.

Thành lập công ty tài chính là gì?

Công ty tài chính là gì?

– Công tài chính là những công ty thuộc mô hình tổ chức tín dụng không phải ngân hàng. Những công ty này có chức năng huy động vốn để đầu tư, dịch vụ cho vay tiền và các dịch vụ tài chính khác theo duy định của pháp luật. Ngoại trừ các hoạt động khác như: các dịch vụ tín dụng thanh toán qua tài khoản của khách hàng và nhận tiền gửi của cá nhân.

– Công ty tài chính là một loại hình tổ chứng tín dụng phi ngân hàng. Các hoạt động tài chính không thể tiến hành các dịch vụ thanh toán hay nhận tiền gửi dưới 1 năm.

– Thông thường các công ty tài chính được thành lập theo hình thức là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.

Điều kiện thành lập công ty tài chính

– Thành viên sáng lập:

+ Đối với cổ đông là tổ chức:

  • Thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính.
  • Đảo bảo số vốn, nghĩa vụ đóng thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định.

+ Đối với cổ đông là cá nhân:

  • Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam.
  • Có đủ năng lực tài chính đặc biệt không nằm trong các trường hợp là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp.

– Điều kiện vốn: Vốn pháp định của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng là 500 tỷ đồng. Vốn điều lệ được ghi trong điều lệ của tổ chức tín dụng. Số vốn này tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định.

– Người quản trị, Người điều hành phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Công ty tài chính và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Điều lệ công ty phù hợp với quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác.

– Có phương án thành lập và kinh doanh khả thi. Không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng. Không tạo ra sự độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.

– Đối với các công ty tài chính liên doanh với công ty tài chính 100% vốn nước ngoài phải đảm bảo  yêu cầu sau: Công ty được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam. Và được cấp phép thực hiện các hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động của công ty tài chính.

Những loại hình của công ty tài chính

– Công ty tài chính nhà nước: là công ty nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

– Công ty tài chính cổ phần: là công ty do tổ chức và cá nhân cùng góp vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

– Công ty tài chính liên doanh: là công ty được thành lập bằng cách góp vốn giữa bên Việt nam và bên nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

– Công ty do một tổ chức tín dụng làm chủ sở hữu: công ty tài chính thuộc quyền sở hữu của một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và tuân theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

– Công ty có 100% vốn đầu tư của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài: công ty tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ thành lập công ty tài chính

Thành phần hồ sơ thành lập công ty tài chính sẽ bao gồm:

– Đơn xin đề nghị đăng ký thành lập;

– Dự thảo điều lệ công;

– Phương thức thành lập và phương án hoạt động kinh doanh khả thi;

– Danh sách các thành viên sáng lập của công ty;

– Bản sao chứng thực của người đại diện pháp luật của công ty tài chính;

– Điều lệ vốn góp, vốn pháp định của công ty.

Thủ tục thành lập công ty tài chính

Bạn muốn thực hiện thủ tục nhanh chóng và thành công hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tài chính.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Khi doanh nghiệp chuẩn bị xong hồ sơ đến nộp tại phòng kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 3: Nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc doanh nghiệp đến nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ hợp lệ).

Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sửa đổi và bổ sung theo văn bản trả lời của sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:

– Công bố nội thông tin lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

– Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực đầu tư tài chính.

– Khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.

– Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và mua chữ ký số để đóng thuế online.

– Thông báo phát hành hóa đơn và tiến hành treo biển hiệu công ty.

– Kê khai và đóng thuế thành lập công ty tài chính.

– Tiến hành góp vốn cam kết. Thuê kế toán hoặc sử dụng dịch vụ kế toán.

Những lưu ý khi thành lập công ty tài chính

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty.

– Công ty đặt tên phải rõ ràng, duy nhất và không gây nhầm lẫn hay trùng lặp với bất kỳ tên công ty khác.

– Công ty phải có địa điểm kinh doanh, trụ sở và văn phòng chính của công ty (Công ty không được đặt ở khu chung cư, nhà tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh).

– Các hoạt động của ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong giấy phép thành lập và được hoạt động do nhà nước cấp.

– Công ty đảm bảo đầy đủ các điều kiện về nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do ngân hàng nhà nước quy định.

Trên đây là những thông tin về thành lập công ty tài chính mới nhất theo pháp luật quy định. Quý khách hàng có thắc mắc hay muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Greenlaw xin vui lòng liên hệ theo hotline 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234.

Nguồn bài viết: Thành lập công ty tài chính theo dõi mới nhất tại Công Ty Luật TNHH GreenLaw

https://greenlaw.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-chinh
Cùng cập nhập thông tin mới nhất tại luatgreenlaw.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét