Cách để Thành lập công ty không cần vốn? bí quyết nào để thành lập một công ty từ con số 0. Đây là những câu hỏi thường gặp của những bạn trẻ mang trong mình máu kinh doanh, ý chí làm giàu nhằm nâng tầm cuộc sống của mình. Hôm nay, Luật Greenlaw sẽ bật mí kinh nghiệm cũng như giải đáp câu hỏi của các bạn dựa theo đúng pháp luật Việt Nam.
Thành lập công ty không cần vốn có được hay không?
Đầu tiên, các bạn cần hiểu: từ “vốn” mà bạn đang nhắc tới ở đây chính là “Vốn điều lệ”, trước kia có thêm “vốn pháp định” (theo luật doanh nghiệp cũ 2005) tuy nhiên loại vốn này đã lược loại bỏ sau khi luật sửa đổi năm 2014.
Định nghĩa về vốn điều lệ được quy định tại Điều 4 luật doanh nghiệp 2014 như sau:là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Theo pháp luật quy định, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn như: Kinh doanh BĐS (20 tỷ VNĐ), Công ty tài chính (500 tỷ VNĐ), Dịch vụ bảo vệ (2 tỷ)…
Nhưng cũng có các ngành nghề đăng ký kinh doanh không có điều kiện nên không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu, có nghĩa bạn thích đăng ký, kê khai vốn bao nhiêu cũng được.
Như vậy, thành lập công ty không cần vốn là điều không thể được, với ngành nghề yêu cầu vốn tối thiểu thì bạn phải đáp ứng, còn trường hợp còn lại bạn cũng cần có 1 mức vốn nhât định ban đầu. Bạn có thể đăng ký mức vốn của mình là 1 triệu, 2 triệu những điều này sẽ làm cho giá trị công ty của bạn rất thấp.
Bí quyết để thành lập công ty không cần vốn
Hiện tại bạn đang có mức vốn quá thấp hoặc chưa có gì trong tay, hãy cố gắng tăng nó lên thông qua 1 số chiến lược kinh doanh kiếm tiền đang HOT trên thị trường hiện nay như sau.
Kinh doanh tại chính gia đình
Nếu như vị trí nhà ở của bạn thuận lợi cho việc kinh doanh thì hãy tận dụng nó, hình thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản chi phí khá lớn. Còn không, bạn có thể cho thuê cửa hàng để kiếm thêm một phần thu nhập cố định hàng tháng.
Kinh doanh dịch vụ có vốn nhỏ
Có rất nhiều dịch vụ kinh doanh mà số vốn ban đầu bỏ qua không đáng mấy, bạn có thể cần nhắc một số ngành dịch vụ như: dịch vụ rửa xe, làm bánh, mở quán photocopy, dịch vụ giặt thảm, giặt là, dịch vụ dọn dẹp, trông trẻ, dịch vụ làm móng, trang trí….
Kinh doanh online
Với thời đại 4.0 lên ngôi, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày một tăng cao. Đây chính là cơ hội dành cho bạn, hãy cố gắng tìm kiếm ý tưởng, lên kế hoạch, chiến lượng kinh doanh của mình thông qua các trang mạng xã hội (Facebook, youtube, instagram…), thậm chí nên lập cả website để kinh doanh bán hàng.
Lưu ý: khi mở công ty, các bạn cần đáp ứng được những điều kiện về thành lập doanh nghiệp như: tên công ty, trụ sở….
Trên đây là bài viết có chủ đề về “thành lập công ty không cần vốn” nếu có thắc mắc nào xoay quanh về Pháp lý doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với Greenlaw để được hỗ trợ tư vấn Miễn Phí nhé.
Ngoài ra, Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tư vấn thành lập công ty – thành lập doanh nghiệp của chúng tôi để hiểu rõ hơn, Thank you !!
Rượu là hàng hóa kinh doanh có điều kiện, do đó các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh rượu phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu. Vậy giấy phép kinh doanh rượu là gì, trình tự, thủ tục mà doanh nghiệp, cá nhân cần thực hiện, điều kiện cần đáp ứng là gì? Bài viết sau đây, Luật Greenlaw xin hướng dẫn cụ thể tới Quý khách hàng các nội dung trên:
Giấy phép kinh doanh rượu là gì?
Giấy phép kinh doanh rượu là một loại giấy phép mà doanh nghiệp phải thực hiện xin cấp phép trước khi hoạt động kinh doanh rượu. Giấy phép kinh doanh rượu có thể tồn tại dưới một trong các hình thức sau:
Giấy phép phân phối rượu.
Giấy phép bán buôn rượu.
Giấy phép bán lẻ rượu.
Giấy phép bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ.
Tại bài viết này, Luật Greenlaw sẽ đi sâu phân tích loại hình kinh doanh rượu phổ biến nhất hiện nay là bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ và bán lẻ rượu.
– Việc bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ thường được thực hiện tại các địa điểm kinh doanh trực tiếp của cá nhân, doanh nghiệp như các nhà hàng, quán bar, quán ăn… và các địa điểm khác có phục vụ bán lẻ rượu uống trực tiếp tại chỗ cho khách hàng.
– Bán lẻ rượu là việc thực hiện bán rượu nguyên chai, nguyên sản phẩm tại các cửa hàng trưng bày, giới thiệu, bán lẻ rượu. Việc bán lẻ rượu được thực hiện bán trực tiếp cho người tiêu dùng và cho các đối tượng bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ.
Căn cứ pháp lý xin giấy phép kinh doanh rượu
Đối với hoạt động kinh doanh rượu, các quy định pháp lý điều chỉnh hiện nay bao gồm:
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu.
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh rượu
– Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu đều phải thực hiện xin giấy phép kinh doanh rượu, không phân biệt bất kể loại rượu bán.
– Tuy nhiên, năm 2020, Chính phủ đã có sửa đổi nhằm giảm thiểu tối đa các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó – quy định tại Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì: chỉ các tổ chức, hộ kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ rượu từ 5,5 độ cồn trở lên mới phải thực hiện thủ tục giấy phép kinh doanh rượu; các doanh nghiệp bán lẻ rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và các cơ sở bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ có độ cồn từ 5,5 độ trở lên chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký việc bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế trực thuộc UBND cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh trực tiếp.
– Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu muốn xin giấy phép kinh doanh rượu còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được thành lập hợp pháp và có đầy đủ ngành nghề kinh doanh phù hợp.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm này phải cố định và phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng.
Có Hợp đồng nguyên tắc hoặc văn bản giới thiệu của doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu hoặc phân phối rượu hoặc giấy phép kinh doanh bán buôn rượu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
– Trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán rượu tiêu dùng tại chỗ có độ cồn dưới 5,5 độ thì không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu hay thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho người tiêu dùng, cơ sở phải thực hiện tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định về phòng cháy và chữa cháy, an toàn thực phẩm và cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh rượu:
Để thực hiện xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu theo mẫu quy định của Chính phủ.
– Bản sao hợp lệ Giấy tờ hoặc văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của cơ sở có giấy phép sản xuất rượu hoặc kinh doanh bán buôn, phân rượu.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thành lập Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp lệ Văn bản hoặc Hợp đồng cho mượn hoặc cho thuê hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở dự kiến được chỉ định làm địa điểm bán lẻ rượu.
Trình tự, thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu
Để xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ xin giấy phép nêu trên.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thẩm định địa điểm kinh doanh bán lẻ rượu trực tiếp của cơ sở.
Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả Giấy phép bán lẻ rượu (trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ) hoặc nhận Thông báo, sửa đổi hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ).
Bước 5: Lưu hồ sơ và giấy phép bán lẻ rượu tại cơ sở, phục vụ cho hoạt động lưu trữ, kinh doanh, thanh kiểm tra trong suốt quá trình cơ sở hoạt động bán lẻ rượu.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu
Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu được cấp và quản lý bởi Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện. Cơ sở kinh doanh trực tiếp đặt tại địa bàn quận, huyện nào thì Phòng kinh tế – UBND cấp quận, huyện đó.
Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh rượu
– Đối với giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của cơ sở, cơ quan nhà nước sẽ xem xét thẩm định hồ sơ, cơ sở (trong trường hợp cần thiết) và cấp giấy phép cho cơ sở.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể, rõ ràng để doanh nghiệp biết và thực hiện sửa đổi.
Qua bài viết trên đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về giấy phép kinh doanh rượu hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu quý khách còn thắc mắc hay cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234 để được tư vấn giải đáp.
Công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước là thủ tục hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước. Vì khi công bố, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm mới được kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên việc công bố này không phải doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm nào cũng hiểu rõ. Như vậy công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước có hồ sơ và thủ tục như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mỹ phẩm sản xuất trong nước là gì?
Mỹ phẩm sản xuất trong nước là các loại mỹ phẩm được sản xuất trên lãnh thổ đất nước Việt Nam, được phân phối, lưu thông, bán tại thị trường Việt Nam hoặc nhằm mục đích xuất khẩu ra nước ngoài.
Các sản phẩm mỹ phẩm trong nước được sản xuất thông dụng như các loại mỹ phẩm thảo dược thiên nhiên (son, kem dưỡng da, kem bôi da, dầu gội đầu…), các loại mỹ phẩm thuộc dạng hóa mỹ phẩm như kem bôi, làm trắng, dưỡng da, mọc tóc, giảm rụng tóc, hỗ trợ giảm béo, giảm kích thước cơ thể…
Tại sao phải công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước?
Mỹ phẩm nói chung và mỹ phẩm được sản xuất trong nước nói riêng là một dạng hàng hóa đặc biệt, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người và có tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người. Do đó, việc kiểm soát, kiểm tra các sản phẩm công bố mỹ phẩm trước khi được lưu thông ra thị trường bằng việc công bố mỹ phẩm trong nước, là thủ tục tất yếu và cần thiết để các cơ quan nhà nước quản lý các doanh nghiệp và sản phẩm mà họ sản xuất, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trước tình trạng các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc như hiện nay.
Hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Hồ sơ công bố mỹ phẩm trong nước bao gồm các loại giấy tờ của doanh nghiệp phân phối sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp phân phối, đứng tên công bố sản phẩm
– Phiếu công bố mỹ phẩm thực hiện theo mẫu số 01-MP được ban hành trong Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về quản lý mỹ phẩm.
– Bản sao y hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty (trong đó, ngành nghề kinh doanh của Công ty phải có đầy đủ về kinh doanh mỹ phẩm).
– Bản kết quả kiểm nghiệm, đánh giá an toàn của sản phẩm mỹ phẩm. Kết quả kiểm nghiệm này phải do các Viện kiểm nghiệm hoặc Cơ quan kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận thực hiện kiểm nghiệm.
Đối với doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm
– Bản sao y hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty (trong đó ngành nghề kinh doanh của Công ty phải có đầy đủ về sản xuất mỹ phẩm).
– Bản sao y hợp lệ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm CGMP.
– Giấy ủy quyền của doanh nghiệp sản xuất cho doanh nghiệp phân phối về việc được phân phối, đứng tên công bố các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam.
Thời gian thực hiện công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Đối với thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước, doanh nghiệp cần lưu ý về thời gian thực hiện thủ tục như sau:
– Thời gian chuẩn bị, lên hồ sơ công bố mỹ phẩm do Greenlaw thực hiện: 01 – 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin được yêu cầu do Quý khách hàng cung cấp.
– Thời gian thực hiện thủ tục tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất mỹ phẩm: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày Sở Y tế nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu của Sở.
– Thời gian hết hiệu lực của Phiếu công bố mỹ phẩm trong nước: 05 năm kể từ ngày Doanh nghiệp được cấp số Tiếp nhận công bố mỹ phẩm trong nước do Sở Y tế cấp.
Nơi cấp giấy phép công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước được thực hiện tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất sản phẩm mỹ phẩm trong nước.
Ví dụ:
– VD1: Doanh nghiệp phân phối, đứng tên sản phẩm mỹ phẩm có trụ sở chính tại Hà Nội, thực hiện thuê gia công sản xuất sản phẩm mỹ phẩm tại nhà máy ở tỉnh Bắc Ninh thì thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm đó phải được thực hiện tại Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
– VD2: Doanh nghiệp đứng tên công bố mỹ phẩm có trụ sở chính tại Hà Nội, có chi nhánh là nhà máy sản xuất của doanh nghiệp đặt tại tỉnh Nghệ An thì doanh nghiệp đó phải thực hiện nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước tại Sở Y tế tỉnh Nghệ An.
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm trong nước bằng một trong các hình thức: nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp qua dịch vụ công trực tuyến trong trường hợp cơ quan cấp phép có đủ điều kiện áp dụng theo quy định.
Thay đổi các nội dung đã công bố trong Phiếu công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm trong nước, do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan mà phải thay đổi các thông tin trong Phiếu công bố mỹ phẩm (ví dụ: tên công ty, địa chỉ công ty, thay đổi công thức thành phần sản phẩm, thay đổi công dụng sản phẩm, bổ sung dạng sản phẩm…) thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký sửa đổi bổ sung phiếu công bố hoặc công bố lại (như trường hợp công bố mới hoàn toàn), phụ thuộc vào nội dung thay đổi trong Phiếu công bố mỹ phẩm trong nước. Cụ thể như sau:
Các trường hợp thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung
– Thay đổi liên quan đến dạng trình bày, kích cỡ bao gói, chất liệu bao bì, nhãn sản phẩm của sản phẩm mỹ phẩm. Trường hợp các thông tin không được thể hiện trong Phiếu công bố thì không cần làm thủ tục bổ sung thay đổi.
– Thay đổi liên quan đến tên, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đứng tên trên phiếu công bố (lưu ý: việc thay đổi này không được làm thay đổi Mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp).
Các trường hợp thực hiện công bố lại (thủ tục như công bố mới):
– Thay đổi về nhãn hàng sản phẩm (brand name), tên sản phẩm (name of product).
– Thay đổi về doanh nghiệp chịu trách nhiệm đứng tên công bố sản phẩm và đưa sản phẩm ra bán tại thị trường Việt Nam.
– Thay đổi liên quan đến dạng sản phẩm, mục đích sử dụng, công dụng của sản phẩm.
– Thay đổi thành phần, công thức sản phẩm, tỷ lệ sản phẩm (nếu trên Phiếu công bố có thể hiện chi tiết về tỷ lệ sản phẩm bị thay đổi).
– Thay đổi các thông tin của nhà đóng gói, nhà sản xuất sản phẩm như tên, địa chỉ…
Dịch vụ công bố mỹ phẩm trong nước do Luật Greenlaw thực hiện
– Tư vấn miễn phí các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước;
– Hỗ trợ, hướng dẫn công ty soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép;
– Kiểm tra và đánh giá sơ bộ về các thành phần chất trong sản phẩm theo các Phụ lục Hiệp định ASEAN;
– Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả, làm việc với Sở Y tế có thẩm quyền cấp phép liên quan đến thủ tục;
– Hướng dẫn các công việc Quý khách hàng cần thực hiện và các hồ sơ Quý khách hàng cần lưu trữ sau khi thực hiện thủ tục;
– Tư vấn các thủ tục pháp lý và các vấn đề có liên quan trong suốt quá trình doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm;
– Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Greenlaw xin vui lòng liên hệ với tổng đài của chúng tôi, hoặc để lại thông tin bên dưới chúng tôi sẽ liên lạc tư vấn và giải đáp thắc mắc
Trước khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất rượu bắt buộc phải xin giấy phép sản xuất rượu theo đúng loại hình sản xuất và các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết sau đây, Luật Greenlaw sẽ hướng dẫn sơ bộ các vấn đề pháp lý, trình tự, thủ tục và hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu để Quý doanh nghiệp có thể tham khảo và thực hiện.
Cơ sở pháp lý
Giấy phép sản xuất rượu được quy định và điều chỉnh bởi các quy định pháp lý sau:
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/09/2017 về kinh doanh rượu.
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2020 sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
– Thông tư số 299/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
– Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Giấy phép sản xuất rượu là gì
– Giấy phép sản xuất rượu là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức trước khi chính thức kinh doanh sản xuất rượu. Hoạt động sản xuất rượu bao gồm: Sản xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp.
– Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất ra sản phẩm rượu bằng cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
– Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất ra sản phẩm rượu trên dây chuyền máy móc và/hoặc các trang thiết bị công nghiệp.
Điều kiện sản xuất rượu
Để được sản xuất rượu và cấp giấy phép sản xuất rượu, các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Cơ sở sản xuất phải là doanh nghiệp, hộ kinh doanh,hoặc hợp tác xã;
– Yêu cầu đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm;
– Đảm bảo việc ghi nhãn hàng hóa rượu;
– Có giấy phép sản xuất rượu thủ công công nhằm mục đích kinh doanh.
Hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu
Hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Doanh nghiệp muốn xin giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ, gồm các giấy tờ sau:
– Đơn theo mẫu (Mẫu 01 ban hành kèm Nghị định số 105/2017/NĐ-CP) về việc đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
– Bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập tổ chức hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
– Bản sao hợp lệ Bản tự công bố sản phẩm rượu hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp các quy định về ATTP hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy đối với sản phẩm rượu dự kiến sản xuất.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP để sản xuất rượu hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương như: Giấy chứng nhận hệ thống quản lý ATTP (ISO 22000), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (EFS), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC).
– Bản sao có chứng thực hợp lệ một trong các giấy tờ sau để chứng minh các điều kiện về bảo vệ môi trường: Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Quyết định phê duyệt bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Các giấy tờ này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Danh sách liệt kê chi tiết:
Tên các sản phẩm rượu dự kiến sản xuất
Nhãn hàng hóa rượu/maket thiết kế nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất.
– Bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy tờ chứng minh trình độ, năng lực của nhân sự bao gồm:
Bằng cấp chuyên ngành có liên quan
Giấy chứng nhận chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực sản xuất rượu và loại rượu sản xuất.
Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc Hợp đồng lao động của cán bộ phụ trách kỹ thuật của doanh nghiệp.
Hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh
Để xin giấy phép sản xuất rượu thủ công với mục đích hoạt động kinh doanh trực tiếp các sản phẩm rượu đó, cơ sở cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hợp lệ gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (mẫu 01 kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP).
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc Điều lệ tổ chức hoạt động hoặc Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã, đăng ký hợp tác xã…
– Bản sao hợp lệ Bản tự công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy xác nhận công bố phù hợp các quy định về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu chưa có quy định về Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) hoặc Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với các sản phẩm rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam tương ứng).
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (trừ các cơ sở kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
– Danh mục liệt kê toàn bộ các tên sản phẩm rượu kèm theo maket thiết kế nhãn hàng hóa của sản phẩm rượu mà doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất hoặc đã sản xuất.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu
Đối với từng loại hình và quy mô sản xuất rượu khác nhau mà phân chia các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu khác nhau, cụ thể:
– Đối với các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp có quy mô sản lượng dự kiến từ 03 triệu lít/năm trở lên thì Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép.
– Đối với các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp có quy mô sản lượng dự kiến dưới 03 triệu lít/năm thì Sở Công thương là cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với các cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh thì Phòng Kinh tế và Hạ Tầng hoặc Phòng Kinh tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu.
Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cần lưu ý một điểm nữa là: cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu ban đầu thì cơ quan đó sẽ có thẩm quyền cấp sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy phép sản xuất rượu.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu
Trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất rượu được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu như nêu tại mục 5 trên.
Bước 2: Cơ sở nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
– Nộp qua đường bưu điện chuyển phát hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
– Nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nếu cơ quan đó đủ điều kiện áp dụng.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ xem xét, kiểm tra thành phần hồ sơ và cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho cơ sở
Bước 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc (đối với Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) hoặc trong vòng 10 ngày làm việc (đối với Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ sở:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu tương ứng cho cơ sở.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền ra văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ sở.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền ra văn bản từ chối cấp nêu rõ lý do từ chối để cơ sở biết và thực hiện.
Lệ phí xin giấy phép sản xuất rượu
Theo quy định tại Biểu mức thu phí được ban hành kèm Thông tư số 299/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì lệ phí xin giấy phép sản xuất rượu được quy định như sau:
– Phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong trường hợp cấp mới, cấp sửa đổi bổ sung hoặc cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có:
Công suất thiết kế từ 3 triệu lít/năm trở lên là: 4.500.000 đồng/ lần thẩm định/ hồ sơ
Công suất thiết kế dưới 3 triệu lít/năm là: 2.200.000 đồng/ lần thẩm định/ hồ sơ
– Phí thẩm định các điều kiện kinh doanh trong trường hợp cấp mới, cấp bổ sung sửa đổi hoặc cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là: 1.100.000 đồng/ lần thẩm định/ hồ sơ.
Dịch vụ xin giấy phép sản xuất rượu tại Luật Greenlaw
Để được hướng dẫn, tư vấn chi tiết các quy định pháp lý, các điều kiện để cơ sở được cấp Giấy phép sản xuất rượu, Quý khách hàng hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của Luật Greenlaw để được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất.
Dịch vụ xin giấy phép sản xuất rượu tại Luật Greenlaw mang tới cho khách hàng bao gồm:
– Tư vấn miễn phí các quy định pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu tùy theo hình thức sản xuất của cơ sở
– Tư vấn, hướng dẫn cơ sở chuẩn bị các điều kiện về trang thiết bị vật chất, cơ sở, nhân sự, sản phẩm, ghi nhãn hàng hóa… theo đúng quy định pháp luật
– Hỗ trợ Khách hàng soạn thảo các hồ sơ, giấy tờ và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ có liên quan cần thiết có trong bộ Hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu
– Đại diện cho Khách hàng để thực hiện các thủ tục: nộp hồ sơ, nhận kết quả, sửa đổi, bổ sung hoặc các công việc khác có liên quan đến thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tư vấn khách hàng các điều kiện và thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép sản xuất rượu, các lưu ý trong thời gian có giấy phép và hoạt động doanh nghiệp…
– Tư vấn, giải quyết các vấn đề tranh chấp pháp lý, tư vấn soạn thảo các mẫu hồ sơ, hợp đồng kinh tế, hợp đồng dịch vụ… và các loại giấy tờ khác phục vụ toàn bộ quá trình hoạt động, kinh doanh, sản xuất, thương mại của cơ sở.
Trên đây là những thông tin về giấy phép sản xuất rượu mà Luật Greenlaw đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho các bạn đọc. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ với tổng đài của chúng tôi 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234
Doanh nghiệp muốn sản xuất mỹ phẩm, phải thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm trước khi tiến hành hoạt động sản xuất chính thức. Vì hiện nay nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, do đó nhà nước bắt đầu siết chặt từ khâu sản xuất mỹ phẩm. Để hiểu rõ hơn về giấy phép sản xuất mỹ phẩm như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Giấy phép sản xuất mỹ phẩm là gì?
Giấy phép sản xuất mỹ phẩm (Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm) là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận cho cơ sở sản xuất mỹ phẩm của doanh nghiệp về việc đã đáp ứng đủ các điều kiện để được phép hoạt động sản xuất mỹ phẩm.
Cơ sở pháp lý
Thủ tục xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm) được điều chỉnh bởi các quy định pháp lý sau:
– Nghị định số 93/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
– Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2018 sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Các hình thức được cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm
Doanh nghiệp có thể được cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Doanh nghiệp đề nghị cấp mới Giấy phép sản xuất mỹ phẩm để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm, tuy nhiên cơ sở sản xuất chuyển địa điểm, do đó phải thực hiện xin cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm cho địa chỉ sản xuất mới.
– Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm nhưng có bổ sung thêm dây chuyền sản xuất so với dây chuyền cũ đã được cấp phép.
Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm
Để được cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm, cơ sở sản xuất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Điều kiện về nhân sự
– Cơ sở sản xuất phải bổ nhiệm người phụ trách, quản lý việc sản xuất mỹ phẩm của cơ sở.
– Người phụ trách sản xuất này phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành về: sinh học hoặc hóa học hoặc dược học hoặc chuyên ngành khác có liên quan đến việc sản xuất mỹ phẩm.
Điều kiện về cơ sở vật chất
– Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có địa điểm và diện tích phù hợp, đáp ứng được bước của quy trình sản xuất mỹ phẩm.
– Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có các trang thiết bị, nhà xưởng phù hợp với loại sản phẩm mỹ phẩm dự kiến sản xuất và các khâu trong việc sản xuất mỹ phẩm.
– Cơ sở phải có các kho riêng biệt để bảo quản nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, các vật liệu, bao bì đóng gói sản phẩm và thành phẩm (sản phẩm) mỹ phẩm hoàn chỉnh.
– Cơ sở phải có khu vực riêng để chứa đựng, bảo quản, cất giữ các loại sau:
Chất dễ gây cháy nổ, các chất có độc tính cao, nguy hiểm hoặc cần điều kiện bảo quản đặc biệt.
Các thành phẩm, sản phẩm bị khách hàng trả lại, bị thu hồi hoặc bị loại trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở
– Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu dùng trong quá trình sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
– Nước sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành tùy từng thời điểm.
– Cơ sở phải xây dựng và ban hành, áp dụng quy trình sản xuất riêng cho từng sản phẩm mỹ phẩm cụ thể.
– Cơ sở phải có bộ phận nhân sự và trang thiết bị để kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu chờ đóng gói và thành phẩm sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm
Doanh nghiệp muốn xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm phải chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như sau:
– Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (Mẫu 02 – Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2016/NĐ-CP);
– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng và sơ đồ thiết kế của toàn bộ cơ sở sản xuất;
– Danh sách các trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất…hiện có của cơ sở;
– Các giấy tờ khác tùy theo loại mỹ phẩm được sản xuất và dây chuyền sản xuất.
Các hồ sơ trên được lập thành 01 bộ và nộp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép để xem xét, thẩm định hồ sơ trước khi tiến hành thẩm định cơ sở sản xuất thực tế của doanh nghiệp.
Thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất mỹ phẩm là Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt địa điểm của cơ sở sản xuất mỹ phẩm cần xin giấy phép.
– Cách thức nộp hồ sơ: doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Sở Y tế hoặc nộp qua đường bưu điện tới Sở Y tế để được tiếp nhận hồ sơ.
– Thời gian thực hiện:
+ Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Y tế nhận được hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép sản xuất mỹ phẩm, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: Sở Y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Sở Y tế ra văn bản thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Sở Y tế nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp và lệ phí thẩm định theo quy định từng thời điểm, Sở Y tế sẽ thông báo lịch kiểm tra, thẩm định cơ sở sản xuất:
Trường hợp cơ sở sản xuất đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cấp phép thì Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho doanh nghiệp.
Trường hợp cơ sở sản xuất không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cấp phép thì Sở Y tế ra văn bản thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, khắc phục các điều kiện còn thiếu hoặc chưa phù hợp.
+ Trường hợp doanh nghiệp phải sửa đổi, khắc phục cơ sở thì thực hiện theo quy định sau:
Doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, khắc phục, bổ sung các điều kiện theo hướng dẫn của Sở Y tế và gửi báo cáo đến Sở Y tế.
Sở Y tế có trách nhiệm xem xét, thẩm tra lại các báo cáo của doanh nghiệp gửi đến, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra lại cơ sở sản xuất mỹ phẩm của doanh nghiệp.
Dịch vụ xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm của Luật Greenlaw
Luật Greenlaw tự hào là đơn vị tư vấn pháp lý với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý giàu kinh nghiệm, đã tư vấn cho hàng nghìn khách hàng ở trong và ngoài nước trong mọi lĩnh vực pháp lý.
Với dịch vụ xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm, Luật Greenlaw mang đến dịch vụ cho khách hàng như sau:
– Tư vấn miễn phí các quy định pháp lý, các điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm
– Hỗ trợ soạn thảo các giấy tờ trong hồ sơ xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm
– Hướng dẫn Khách hàng chuẩn bị và xin các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm, tư vấn các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự và trang thiết bị của cơ sở sản xuất.
– Đại diện theo ủy quyền để nộp hồ sơ xin giấy phép, nhận kết quả, nộp lệ phí nhà nước, cùng với quý khách hàng tiếp đón đoàn thẩm định cơ sở sản xuất mỹ phẩm để được cấp giấy phép.
– Tư vấn khách hàng trong trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, xin cấp lại giấy phép, tư vấn hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong suốt quá trình Quý khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm tại Greenlaw xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234 hoặc có thể để lại thông tin bên dưới, đội ngũ luật sư sẽ liên lạc và tư vấn đầy đủ nhất.
Doanh nghiệp muốn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng để quảng cáo trên báo chí, trên truyền hình, hay trên các đài phát thanh tiếng nói, hoặc thông qua hình thức tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, tổ chức các sự kiện quảng cáo phải thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết sau đây, Luật Greenlaw sẽ gửi tới Quý khách hàng các nội dung chi tiết liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.
Cơ sở pháp lý
Pháp luật hiện hành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm các quy định sau:
– Luật quảng cáo năm 2012, ban hành ngày 21/06/2012.
– Luật an toàn thực phẩm năm 2010, ban hành ngày 17/06/2010.
– Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Quảng cáo, ban hành ngày 14/11/2013.
– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm, ban hành ngày 02/02/2018.
– Thông tư số 09/2015/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/05/2015 về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Cơ quan thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là các cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm tương ứng theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo là Bộ Y tế.
– Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm sử dụng riêng cho chế độ ăn đặc biệt, các sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng cho đối tượng là trẻ em đến 36 tháng tuổi không thuộc các trường hợp bị cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật Quảng cáo: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo là Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được UBND tỉnh, thành phố chỉ định cấp phép.
Điều kiện quảng cáo thực phẩm chức năng
Để được quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Sản phẩm thực phẩm chức năng đã được đăng ký công bố lưu hành theo đúng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
– Nội dung, hình thức quảng cáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng.
– Nội dung quảng cáo yêu cầu phải có:
Tên sản phẩm;
Tác dung của sản phẩm thực phẩm chức năng(nếu có);
Tên địa chỉ nhà sản xuất, xuất xứ hàng hóa, nhà nhập khẩu;
Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm(nếu có);
Nêu rõ cách sử dụng sản phẩm, cách bảo quản (đối với các sản phẩm yêu cầu cách sử dụng và bảo quản đặc biệt);
Yêu cầu các sản phẩm chức năng phải có dòng chức hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay có tác dụng thế thuốc chữa bệnh”, cỡ chữ cần đảm là 14, kiểu chữ là Time New Roman.
Thực hiện các điều kiện về quảng cáo trên báo (nếu quảng cáo sản phẩm trên báo).
Trường hợp không được thực hiện việc quảng cáo thực phẩm chức năng:
Trong các trường hợp sau đây, doanh nghiệp không được thực hiện việc quảng cáo thực phẩm chức năng:
– Thực phẩm chức năng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký lưu hành hoặc công bố sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm
– Việc quảng cáo thực phẩm chức năng chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đồng ý cấp phép nội dung quảng cáo.
– Nội dung, hình thức quảng cáo thực phẩm chức năng có sự sai lệch, khác hoặc thay đổi so với nội dung quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mà doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký thay đổi.
Trình tự các bước xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp kiểm tra các điều kiện đáp ứng và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và lệ phí nhà nước đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép (Cơ quan đã cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố cho sản phẩm thực phẩm chức năng).
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét về tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và tính hợp lệ của các nội dung, thông tin trong hồ sơ.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Bước 5: Doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tùy theo hình thức nộp hồ sơ của từng cơ quan áp dụng.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đầy đủ các thành phần giấy tờ trong hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:
– Đơn đề nghị đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng (theo mẫu 10 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
– Bản sao có chứng thực hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp: Bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
– Mẫu nhãn gốc, bao bì của sản phẩm thực tế (bản in màu có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp).
– Tài liệu khoa học hoặc y tế hoặc tương đương chứng minh các tính năng, công dụng, hiệu quả của sản phẩm thực phẩm chức năng mà trong nội dung Bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm không có.
– Các tài liệu này phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng nước ngoài thì tài liệu phải được dịch thuật công chứng theo quy định sang tiếng Việt.
– Trường hợp doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyền hình hoặc đài phát thanh thì phải kèm theo kịch bản dự kiến quảng cáo chi tiết gồm cả hình ảnh, nội dung, lời thoại… và nội dung được ghi trong đĩa ghi hình hoặc đĩa âm thanh.
– Trường hợp doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng trên các hình thức khác thì phải có bản maket quảng cáo chi tiết (gồm đầy đủ hình ảnh, nội dung quảng cáo) của sản phẩm thực phẩm chức năng.
Thời gian giải quyết hồ sơ
Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối cấp giấy phép hoặc ra văn bản thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung (nêu rõ lý do cụ thể và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu để doanh nghiệp biết và thực hiện).
Lưu ý: cơ quan có thẩm quyền chỉ được yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ 01 lần trong quá trình xem xét, thẩm định cấp phép quảng cáo.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép hoặc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
– Trường hợp quá 90 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan thẩm quyền ra văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà doanh nghiệp không tiến hành nộp hồ sơ bổ sung thì mặc định hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đã nộp không còn giá trị. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục xin giấy phép quảng cáo cho sản phẩm phải tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí thẩm định từ đầu.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các nội dung, hình thức quảng cáo của sản phẩm thực phẩm chức năng để doanh nghiệp được quyền thực hiện việc quảng cáo trên các hình thức tương ứng đã được cấp phép.
Nội dung của giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Tên cơ quan tiếp nhận đăng ký nội dung quảng cáo;
– Số và ngày cấp, nơi cấp giấy;
– Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở chính, thông tin liên hệ (điện thoại, số fax) của tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ xin giấy phép quảng cáo;
– Thông tin chi tiết của tên sản phẩm và số – ký hiệu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố của sản phẩm được xác nhận nội dung quảng cáo;
– Phương tiện quảng cáo cụ thể được xác nhận;
– Nội dung quảng cáo (đính kèm giấy xác nhận);
– Họ tên đầy đủ, chữ ký và đóng dấu xác nhận của cơ quan tiếp nhận đăng ký nội dung quảng cáo.
Câu hỏi liên quan đến việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Câu hỏi 1: Nội dung bắt buộc phải có khi quảng cáo thực phẩm chức năng
Trả lời: Khi quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung bắt buộc phải có trong nội dung quảng cáo như sau:
– Phải có dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Dòng chữ phải được thể hiện rõ ràng, dễ nhận biết, dễ đọc, có màu tương phản với màu nền.
– Trường hợp quảng cáo bằng hình thức đài phát thanh, truyền hình:
Nếu thời lượng quảng cáo < 15 giây: không cần phải đọc nội dung dòng chữ trên, tuy nhiên trong nội dung quảng cáo phải xuất hiện dòng chữ này.
Nếu thời lượng quảng cáo từ 15 giây trở lên: phải đọc rõ ràng nội dung dòng chữ trên và xuất hiện trong nội dung quảng cáo.
– Ngoài ra, các nội dung quảng cáo phải phù hợp với các tính năng, công dụng, hiệu quả của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm.
– Một điểm nữa doanh nghiệp cần lưu ý là đặc biệt trong các maket hoặc nội dung quảng cáo không được sử dụng cách lời nói, chữ viết, hình ảnh, thiết bị, trang phục, nhận diện…của các đơn vị y tế, cơ sở y tế, dược sĩ, bác sỹ, nhân viên y tế… để tránh gây hiểu nhầm sang sản phẩm thuốc.
Câu hỏi 2: Các hình thức quảng cáo thực phẩm chức năng?
Trả lời: Quảng cáo thực phẩm chức năng có thể được thực hiện bằng các hình thức như sau:
– Quảng cáo qua truyền hình, tivi: hình thức quảng cáo này được thể hiện bằng các đoạn video, clip, phát sóng trên các kênh truyền hình. Đây là hình thức quảng cáo khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao do thu hút và tiếp cận được số lượng người xem lớn.
– Quảng cáo qua đài phát thanh, sóng radio, đài tiếng nói: hình thức quảng cáo này được thể hiện bằng các bài nói và được phát thanh trên các sóng radio.
– Quảng cáo bằng tờ rơi, poster, bài viết trên báo chí, online: các nội dung quảng cáo được thể hiện dưới dạng hình ảnh, chữ viết và được thiết kế theo một maket – bố cục nhất định, thu hút người đọc và người xem chú ý tới các quảng cáo này.
– Quảng cáo qua các sự kiện, buổi hội thảo, hội nghị: hình thức quảng cáo này thường hướng tới một nhóm đối tượng nhất định, được quảng cáo trực tiếp qua tiếp xúc và bài nói của các báo cáo viên, người thuyết trình nên tạo được cảm giác gần gũi, dễ tiếp thu, giúp tạo được niềm tin từ khách hàng.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hồ sơ cũng như thủ tục khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức. Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với tổng đài của chúng tôi 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234 để nghe các chuyên viên và đội ngũ luật sư tư vấn.
Với bài viết này, Greenlaw xin mang đến thông tin cho bạn đọc các quy định chung cũng như kiến thức về góp vốn thành lập doanh nghiệp được cập nhập mới nhất. Mời các bạn dõi theo…
Thời gian góp vốn theo loại hình doanh nghiệp
Trước đây, theo như luật doanh nghiệp 2005 quy định, với mỗi loại hình công ty khác nhau thì sẽ có quy định thời gian góp vốn điều lệ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay với luật doanh nghiệp 2014 thì tất cả đều phải góp đủ vốn trong thời gian 90 tính từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chi tiết trong luật như sau:
– Theo khoản 2 Điều 48 quy định về Công ty TNHH 1 thành viên:
Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Theo khoản 2 Điều 74 quy định đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
– Theo khoản 1 Điều 112 quy định với Công ty cổ phần:
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
Tài sản nào có thể đem ra Góp vốn?
Các tài sản có thể đem góp vốn mở công ty được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ tại Điều 35 trong bộ Luật Doanh Nghiệp ban hành năm 2014 như sau:
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Chú ý: chủ sở hữu bao gồm cá nhân hay tổ chức phải hợp pháp thì mới có thể dùng tài sản của mình để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định chi tiết về Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, chia thành 3 trường hợp.
Công ty TNHH, cổ phần và hợp danh
– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
– Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Doanh nghiệp tư nhân
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.
Định giá tài sản góp vốn
Theo luật doanh nghiệp 2014, tại Điều 37 quy định: Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Một số thắc mắc chung về góp vốn trong thành lập doanh nghiệp
Góp vốn vào doanh nghiệp là gì?
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
Các thành viên có cần làm hợp đồng góp vốn trước khi tiến hành góp hay không?
Việc làm hợp đồng giữa các thành viên góp vốn là hoàn toàn cần thiết. Bởi vì toàn bộ những thành viên này đều là mắt xích tạo nên 1 công ty. Nếu không thực hiện hợp đồng để thống nhất với nhau thì khi doanh nghiệp hoạt động sẽ rất dễ xảy ra những xung đột, tranh chấp. Điều này không khác gì 1 mắt xích bị tháo rời, nguy cơ dẫn đến giải thể doanh nghiệp rất cao.
Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Để thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp, bạn cần thực hiện theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Định giá tài sản
Bước 2: Làm hợp đồng cam kết góp vốn
Bước 3: Giao nhận tài sản góp vốn (thời gian giao nhận sẽ được quy định theo hợp đồng cam kết góp vốn).
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn đọc xoay quanh chủ đề góp vốn thành lập doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc nào xin hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ Miễn Phí nhanh nhất. Xin cảm ơn…
Mỹ phẩm là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện, vì vậy các doanh nghiệp phải xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm và thực hiện thủ tục công bố lưu hành trước khi chính thức sản xuất, kinh doanh hàng hóa này. Nhưng để tìm hiểu giấy phép quảng cáo mỹ phẩm cần hồ sơ, thủ tục như thế nào, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là gì?
Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi cơ quan này đã thẩm định, thẩm xét và xác nhận các nội dung, hình thức của hồ sơ quảng cáo và doanh nghiệp nộp đầy đủ lệ phí nhà nước xin cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Thủ tục cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm do Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cấp phép, cụ thể theo từng hình thức quảng cáo như sau:
– Quảng cáo qua poster, tờ rơi, báo chí, truyền hình, đài phát thanh: Sở Y tế nơi đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty đứng tên trên Phiếu công bố mỹ phẩm.
– Quảng cáo qua hình thức tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, các sự kiện quảng cáo: Sở Y tế nơi doanh nghiệp dự kiến tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện đó.
Điều kiện, quy định về quảng cáo mỹ phẩm
Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trong các văn bản pháp lý sau:
Luật Quảng cáo năm 2012, ban hành ngày 21/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Thông tư số 09/2015/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/05/2015 về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/01/2011 quy định về quản lý mỹ phẩm.
Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Hoạt động quảng cáo phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
– Nội dung phải phù hợp với các yếu tố sau:
Tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm.
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược
– Các nội dung quảng cáo phải cần phải có:
Tên của mỹ phẩm;
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
Tính năng, công dụng của mỹ phẩm;
Các cảnh báo theo quy định của các hiện định quốc tế;
Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm đó là sản phẩm thuốc.
– Doanh nghiệp đã nộp đầy đủ lệ phí nhà nước để thẩm định, cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm theo quy định.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Để xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ hợp lệ, gồm các giấy tờ sau đây:
STT
Loại giấy tờ
Lưu ý
1
Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo
mẫu Phụ lục 01 – Thông tư số 09/2015/TT-BYT
2
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập của tổ chức hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài
Bản sao có chứng thực
3
Mẫu nhãn, bao bì của sản phẩm mỹ phẩm
Bản in màu
4
Nội dung đề nghị xác nhận cấp phép quảng cáo tùy theo từng hình thức quảng cáo như sau:
5
Quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình: doanh nghiệp cung cấp 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa âm thanh, đĩa hình, USB hoặc file mềm và 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo có nêu rõ các nội dung, hình ảnh, chữ viết, nhạc…
6
Quảng cáo qua sự kiện, hội nghị, hội thảo:
– 03 maket nội dung quảng cáo chi tiết.
– Mẫu quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận còn hiệu lực.
– Chương trình tổ chức cụ thể của buổi hội thảo, sự kiện
7
Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm do cơ quan nhà nước thẩm quyền cấp phép
Bản sao có chứng thực
8
Tài liệu khoa học hoặc y tế để chứng minh các công dụng, mục đích, tính năng của sản phẩm không có trong Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm đã được cấp phép.
Tài liệu phải bằng tiếng Việt. Nếu là tiếng nước ngoài thì phải được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt và đính kèm theo bản gốc của giấy tờ đó bằng tiếng nước ngoài
9
Trường hợp doanh nghiệp xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm không phải là doanh nghiệp đứng tên trên giấy công bố mỹ phẩm thì phải kèm theo các giấy tờ sau:
– Bản gốc Giấy ủy quyền hợp lệ
– Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc Văn phòng đại diện.
Trình tự, thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Để xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Doanh nghiệp xem xét các điều kiện xin giấy phép quảng cáo và chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như quy định tại mục 4 nêu trên.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nơi doanh nghiệp tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện.
Bước 3: Sở Y tế xem xét về thành phần hồ sơ:
– Nếu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định: cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định: Sở Y tế sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung thành phần hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 4: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, Sở Y tế thẩm định tính hợp lệ và thẩm xét các nội dung của hồ sơ để xem xét:
– Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ: Sở Y tế cấp giấy xác nhận đăng ký nội dung quảng cáo cho doanh nghiệp.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Sở Y tế ra văn bản thông báo hoặc hướng dẫn cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.
Bước 5: Doanh nghiệp trực tiếp nhận kết quả Giấy xác nhận đăng ký nội dung quảng cáo mỹ phẩm tại Sở Y tế hoặc nhận thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ.
– Trường hợp nhận thông báo sửa đổi, doanh nghiệp cần tiến hành quay lại bước 1 để chuẩn bị hồ sơ và nộp lại hồ sơ sửa đổi, bổ sung cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
– Lệ phí nhà nước để thẩm định xác nhận nội dung thông tin trong thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm được quy định là: 1.600.000 đồng/hồ sơ.
Thời gian xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
– Thời gian để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm của doanh nghiệp.
– Trong vòng 15 ngày làm việc này, Cơ quan cấp phép có thể đồng ý cấp xác nhận đăng ký nội dung quảng cáo mỹ phẩm hoặc ra văn bản thông báo từ chối cấp phép hoặc văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Lưu ý về nội dung quảng cáo mỹ phẩm
Khi quảng cáo mỹ phẩm, nội dung của bài quảng cáo phải phù hợp, thống nhất với các tài liệu sau đây:
– Phiếu công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm đã được Sở Y tế (đối với sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước) hoặc Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế (đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu) cấp phép lưu hành theo quy định.
– Các tài liệu khoa học, y tế để chứng minh về công dụng, mục đích sử dụng, tính năng, hiệu quả của mỹ phẩm trong trường hợp có thông tin trong nội dung quảng cáo không có trong Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm.
– Không được có các hình ảnh, nội dung, lời nói, bài chia sẻ của các dược sĩ hoặc y bác sĩ, nhân viên y tế dẫn đến gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc hoặc có tác dụng để chữa bệnh hoặc điều trị bệnh.
Những câu hỏi liên quan đến xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Câu hỏi 1: Tổ chức đứng tên trên hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là ai?
Trả lời: Tổ chức đứng tên trên hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm phải thuộc một trong các trường hợp sau:
– Là doanh nghiệp đứng tên trên Phiếu công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm.
– Hoặc là văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp đứng tên trên Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm
– Hoặc là doanh nghiệp được doanh nghiệp đứng tên trên Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm ủy quyền để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm (ủy quyền phải bằng văn bản và theo các quy định có liên quan đến giấy ủy quyền).
Câu hỏi 2: Lệ phí xin xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 114/2007/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 24/10/2017 về sửa đổi, bổ sung mức thu phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm ban hành kèm theo thông tư số 277/2016/TT-BTC thì lệ phí thẩm định xin xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm là: 1.600.000 đồng (Một triệu sáu trăm nghìn đồng) tính cho 01 hồ sơ xin cấp phép.
Câu hỏi 3: Làm thế nào để xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên phương tiện truyền hình?
Trả lời: Để xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên phương tiện là truyền hình, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật (cụ thể tại mục 4 nêu trên). Đồng thời, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 đĩa CD ghi hình lại toàn bộ nội dung quảng cáo dự kiến sẽ phát trên truyền hình.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính công ty.
Bước 3: Sở Y tế sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nếu hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ.
Bước 4: Doanh nghiệp nộp đầy đủ lệ phí nhà nước theo quy định (1.600.000 đồng/hồ sơ) và đến lấy kết quả tại Sở Y tế nơi đã nộp hồ sơ ban đầu.
Câu hỏi 4: Lấy giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên báo chí, tờ rơi như thế nào?
Trả lời: Để lấy giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên báo chí, tờ rơi, doanh nghiệp cần thực hiện thủ thủ tục xin xác nhận nội dung quảng cáo tại Sở y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Đối với hình thức quảng cáo mỹ phẩm qua báo chí, tờ rơi, doanh nghiệp cần nộp 03 bản maket thiết kế nội dung quảng cáo dự kiến trên báo chí hoặc tờ rơi để Sở Y tế xem xét thẩm định nội dung quảng cáo.
Lưu ý: các nội dung quảng cáo trên báo chí hoặc tờ rơi phải phù hợp và thống nhất hoàn toàn với các nội dung đã được cấp phép trong Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm do nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Y tế sẽ được xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ và doanh nghiệp được cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên báo chí, tờ rơi khi đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật.
Hoặc để đơn giản hóa các thủ tục nêu trên, giúp cho doanh nghiệp xin được giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên báo chí, tờ rơi, trên phương tiện truyền hình được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với các Luật sư hoặc chuyên gia tư vấn pháp lý của Luật Greenlaw để được hỗ trợ cụ thể: hotline 0967 984 900 / 0947 994 288 hoặc email liên hệ lienhe.greenlaw@gmail.com.
Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật và cần phải xin giấy phép trước khi doanh nghiệp chính thức hoạt động kinh doanh rượu. Để được nhập khẩu các sản phẩm rượu từ nước ngoài, thông qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, doanh nghiệp phải xin giấy phép phân phối rượu của Bộ Công thương.
Vậy Giấy phép phân phối rượu là gì? Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục thực hiện như thế nào? Luật Greenlaw xin có bài viết tư vấn cụ thể dưới đây.
Giấy phép phân phối rượu là gì?
– Giấy phép phân phối rượu là giấy phép cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu rượu từ một số thương nhân nước ngoài nhất định hoặc mua rượu từ các doanh nghiệp sản xuất rượu trong nước quy định trong giấy phép đã được cấp và thực hiện quyền phân phối rượu qua các hệ thống đại lý phân phối rượu trong nước của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp có giấy phép phân phối rượu sẽ được bán rượu cho các đối tượng sau:
Các doanh nghiệp khác có giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được ghi trong giấy phép phân phối rượu đã được cấp.
Cho các doanh nghiệp mua rượu để thực hiện việc xuất khẩu rượu ra nước ngoài.
Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được cấp phép và theo nội dung ghi trên giấy phép phân phối rượu.
Được quyền bán rượu tiêu dùng tại chỗ, tuy nhiên phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/09/2017 về kinh doanh rượu và có hiệu lực từ ngày 01/11/2017.
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, có hiệu lực kể từ ngày 22/03/2020.
– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực từ ngày 02/02/2018.
– Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
– Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung nghị định 185/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.
Điều kiện được cấp Giấy phép phân phối rượu
Theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép phân phối rượu gồm:
– Có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có đầy đủ ngành nghề kinh doanh, nhập khẩu rượu.
– Có hệ thống kho hàng đáp ứng được các điều kiện để bảo quản, lưu trữ các sản phẩm rượu.
– Có thống phân phối rượu trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính). Tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố thì phải có ít nhất 01 doanh nghiệp có giấy phép bán buôn rượu.
– Nếu doanh nghiệp đã có chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có thêm xác nhận của doanh nghiệp bán buôn rượu.
– Có hợp đồng nguyên tắc hoặc Hợp đồng phân phối rượu giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp nhập khẩu rượu trong nước hoặc giữa doanh nghiệp sản xuất rượu trong nước với doanh nghiệp xin giấy phép phân phối rượu.
– Sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh đã được công bố theo đúng quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin giấy phép phân phối rượu
Doanh nghiệp muốn xin giấy phép phân phối rượu, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giấy gồm các thành phần sau:
– Đơn đăng ký đề nghị được cấp Giấy phép phân phối rượu theo mẫu 01 (ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP);
– Bản sao có chứng thực hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
– Tài liệu chứng minh về hệ thống phân phối rượu của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, gồm một trong hai loại như sau:
Bản sao có chứng thực: hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng phân phối hoặc thỏa thuận hợp tác về việc cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu của doanh nghiệp. Kèm theo bản sao hợp lệ Giấy phép bán buôn rượu.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có ngành nghề về kinh doanh rượu.
– Tài liệu về đơn vị cung cấp rượu cho doanh nghiệp xin giấy phép, gồm các giấy tờ sau:
Bản sao có chứng thực và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt hoặc song ngữ có tiếng Việt: Hợp đồng đại lý, Hợp đồng phân phối hoặc Văn bản giới thiệu của doanh nghiệp sản xuất rượu, doanh nghiệp phân phối rượu khác hoặc thương nhân cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các đơn vị cung cấp rượu.
Trường hợp đơn vị cung cấp rượu là doanh nghiệp trong nước, yêu cầu phải có thêm bản sao hợp lệ Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trình tự, thủ tục thực hiện xin giấy phép phân phối rượu
– Thời gian cấp phép: 20 – 25 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ xin giấy phép phân phối rượu hợp lệ.
– Cơ quan cấp giấy phép: Bộ Công thương.
– Lệ phí nhà nước: Lệ phí thẩm định tính cho mỗi địa chỉ cơ sở kinh doanh rượu là: 1.200.000 đồng/cơ sở/lần thẩm định.
– Hiệu lực của giấy phép phân phối rượu: 05 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép. Trước khi hết thời hạn hiệu lực của giấy phép phân phối rượu ít nhất 30 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép phân phối rượu tại Bộ Công thương.
– Các hồ sơ, giấy tờ, trình tự và điều kiện thực hiện thủ tục được áp dụng tương tự như đối với trường hợp cấp mới giấy phép.
Một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện hoạt động phân phối rượu:
– Rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh, vì vậy nếu doanh nghiệp kinh doanh mà không xin giấy phép trước hoặc không xin cấp lại giấy phép khi đã hết hiệu lực thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến tối đa 20.000.000 đồng, kèm theo bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh phân phối rượu từ 1-3 tháng nếu tái phạm.
– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu mà không có địa điểm cố định, rõ ràng, không theo địa điểm kinh doanh đã được cấp trong giấy phép thì có thể bị phạt từ 5 triệu đến tối đa 10 triệu đồng.
– Trường hợp doanh nghiệp vi phạm một trong các lỗi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu:
“a) Không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
b) Không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác.”
– Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các trường hợp sau thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến tối đa 30 triệu đồng:
“a) Không có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;
b) Không có kho hàng hoặc hệ thống kho hàng thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;
c) Không có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường theo quy định.”
– Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các trường hợp sau thì có thể bị phạt mức tiền từ 30 triệu đến tối đa 50 triệu đồng gồm:
“a) Không có hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên theo quy định;
b) Kinh doanh phân phối rượu mà không phải là doanh nghiệp theo quy định.”
Ngoài các mức tiền xử phạt trên, doanh nghiệp có thể bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối rượu từ 01-03 tháng, tùy theo mức độ vi phạm và tái phạm của doanh nghiệp.
Dịch vụ xin giấy phép phân phối rượu do Luật Greenlaw thực hiện
Đến với Luật Greenlaw, Quý khách hàng sẽ được đội ngũ Luật sư – chuyên viên tư vấn pháp lý giàu kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức tư vấn nhiệt tình, chi tiết các vấn đề liên quan đến giấy phép phân phối rượu, cụ thể:
– Tư vấn miễn phí các điều kiện xin giấy phép phân phối rượu, các hồ sơ, giấy tờ công ty cần chuẩn bị theo quy định của pháp luật, các quyền và nghĩa vụ mà công ty phân phối rượu được và phải thực hiện;
– Hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ để xin giấy phép phân phối rượu.
– Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp để nộp hồ sơ, nhận kết quả và thực hiện, xử lý các công việc có liên quan đến thủ tục với chuyên viên thẩm định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy phép.
– Hướng dẫn công ty chuẩn bị cơ sở, vật chất để tiến hành thẩm định các địa điểm kinh doanh rượu (nếu có) theo quy định.
– Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục công ty cần thực hiện sau khi xin giấy phép, trong quá trình hoạt động kinh doanh phân phối rượu.
Trên đây là những thông tin về giấy phép phân phối rượu. Quý khách muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc muốn sử dụng dịch vụ xin giấy phân phối rượu có thể liên hệ trực tiếp theo tổng đài 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234 hoặc để lại thông tin để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
Đăng ký giấy phép kinh doanh onlinelà hình thức khá phổ biến trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam khái niệm này khá là mới. Như vậy, kinh doanh online có cần đăng ký giấy phép không? Câu trả lời chắc chắn là có. Bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online như thế nào nhé.
Quy định về đăng ký giấy phép kinh doanh online
Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh online gồm:
– Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ quy định về thương mại điện tử.
– Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công thương quy định về quản lý website thương mại điện tử.
– Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.
– Thông tư số 21/2018/TT-BCT ngày 20/08/2018 của Bộ Công thương sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT và thông tư số 59/2015/TT-BCT.
Đối tượng phải đăng ký kinh doanh online
Các doanh nghiệp, tổ chức, thương nhân hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại , hỗ trợ doanh nghiệp, có website thương mại điện tử cung cấp tối thiểu một trong những dịch vụ sau:
– Dịch vụ đấu giá trực tuyến.
– Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
– Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
Để được triển khai các hoạt động kinh doanh này trên website, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký website tại Bộ Công thương.
Các hình thức kinh doanh online trực tuyến
Hiện nay, có các hình thức kinh doanh online trực tuyến như sau:
– Kinh doanh online trên các trang mạng xã hội trực tuyến, ví dụ: mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo, Instagram, Twitter, Flickr, Linkedln, Wechat, Tumblr, Pinterest có chức năng và giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử…
– Kinh doanh online trên các sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua hình thức website hoặc ứng dụng di động, ví dụ: Shoppe, Tiki, Lazada, Adayroi, Sendo, Điện máy xanh…
– Kinh doanh online trên các website/ứng dụng di động do chính cá nhân, tổ chức lập ra.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online
Đối với từng loại hình website, pháp luật có các quy định cụ thể khác nhau tương ứng.
Đối với Mạng xã hội
– Đối với mạng xã hội, yêu cầu đầu tiên là mạng xã hội đó phải được cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội. Tiếp theo, mạng xã hội đó phải có chức năng mở các gian hàng hoặc trang con để các tổ chức, cá nhân được phép bán các sản phẩm của mình, đồng thời thực hiện xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Các tổ chức, cá nhân đăng bán các mặt hàng, dịch vụ trên mạng xã hội sẽ cần tuân thủ theo các chính sách và cơ chế riêng của từng trang mạng xã hội, các quy định cơ bản như:
Không được kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm như: thuốc lá, xì gà, rượu, súng đạn, vũ khí thể thao/quân dụng, các công cụ hỗ trợ, thực vật và động vật hoang dã/quý hiếm – toàn thể hoặc bộ phận của chúng…
Cung cấp đầy đủ các thông tin về mặt hàng bán như: tên sản phẩm, xuất xứ sản phẩm, giá bán sản phẩm, các thông tin hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách giao hàng, chính sách thanh toán, khuyến mại (nếu có) cho khách hàng được biết trước khi Khách hàng quyết định giao dịch sản phẩm.
Các sản phẩm yêu cầu giấy phép con như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế… thì phải được cấp giấy phép cho sản phẩm trước khi bán sản phẩm trên các hình thức kinh doanh online nêu trên.
Đối với website thương mại điện tử
Website thương mại điện tử được chia thành 2 dạng là website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và doanh nghiệp đều có thể triển khai kinh doanh trên 2 loại hình website này.
Đối với hình thức website thương mại điện tử bán hàng: doanh nghiệp được trực tiếp bán, quảng cáo, giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của công ty mình trên website và phải thực hiện thủ tục thông báo website tới Bộ Công thương.
Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh trực tuyến
Giấy phép kinh doanh trực tuyến gồm hai dạng:
– Thông báo website thương mại điện tử bán hàng.
– Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh online đối với từng dạng giấy phép được cụ thể như sau:
Quy trình thực hiện thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Cá nhân, doanh nghiệp đăng ký tài khoản để đăng nhập vào hệ thống Cổng thông tin trực tuyến quản lý hoạt động thương mại điện tử:www.online.gov.vn
Để đăng ký được tài khoản, cá nhân, doanh nghiệp cần khai báo đầy đủ các trường thông tin theo yêu cầu của hệ thống gồm:
– Tên cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức;
– Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp/ Mã số thuế cá nhân đối với cá nhân hoặc Số quyết định thành lập đối với tổ chức đăng ký;
– Chi tiết các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;
– Thông tin địa chỉ thường trú của cá nhân, hoặc địa chỉ trụ sở của tổ chức, doanh nghiệp;
– Các trường thông tin liên hệ khác theo yêu cầu của hệ thống;
Đồng thời, đính kèm bản scan Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Quyết định thành lập tổ chức để gửi yêu cầu Cấp tài khoản đăng nhập hệ thống.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày hệ thống nhận được đầy đủ hồ sơ, thông tin hợp lệ thì doanh nghiệp, cá nhân sẽ được Bộ Công thương gửi email thông báo cấp tài khoản đăng nhập hệ thống.
Bước 2:Điền thông tin
Doanh nghiệp, cá nhân đăng nhập vào hệ thống trên trangwww.online.gov.vnvà chọn mục Thông báo website thương mại điện tử bán hàng, điền đầy đủ các trường thông tin theo mẫu trên hệ thống và đính kèm các giấy tờ pháp lý có liên quan gồm:
– Giấy đăng ký kinh doanh của công ty, Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập của tổ chức;
– Hợp đồng dịch vụ máy chủ hoặc thuê server hoặc thuê hosting phục vụ cho website;
– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề hoặc sản phẩm có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành trên website thương mại điện tử.
Bước 3: Nhận thông báo từ Bộ Công Thương
Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày gửi hồ sơ thông báo website thương mại điện tử bán hàng, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo từ Bộ Công thương về việc:
– Hoặc xác nhận thông tin đã khai báo hợp lệ, đầy đủ.
– Hoặc thông báo thông tin khai báo chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, đồng thời ghi rõ các nội dung doanh nghiệp cần bổ sung, sửa đổi chi tiết.
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung, nếu doanh nghiệp không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì hồ sơ sẽ bị chấm dứt. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục thực hiện thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng thì phải thực hiện lại các bước từ đầu.
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Bước 1: Truy cập và đăng ký tài khoản
Đăng ký tài khoản trực tuyến trên trangwww.online.gov.vntheo hướng dẫn tương tự mục a nêu trên.
Bước 2: Chọn mục và điền thông tin
Doanh nghiệp, cá nhân đăng nhập vào hệ thống trên trang và chọn mục Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, điền đầy đủ các trường thông tin và đính kèm các hồ sơ sau:
– Đơn đề nghị đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
– Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty, Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập của tổ chức.
– Bản sao có chứng thực các Hợp đồng dịch vụ máy chủ hoặc thuê hosting phục vụ hoạt động và lưu trữ cho website kinh doanh online.
– Bản đề án xây dựng để phục vụ việc triển khai hoạt động kinh doanh online trên website, phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty và website thương mại điện tử.
Mô tả hoạt động cung cấp dịch vụ kinh doanh online trên website.
Hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại kinh doanh online trong và ngoài môi trường trực tuyến.
Các nội dung phân định, giới hạn cụ thể quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh online, khách hàng với doanh nghiệp thiết lập website.
– Quy chế quản lý hoạt động của website kinh doanh online, trong đó yêu cầu phải có các nội dung cụ thể sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thiết lập website và chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử.
Quyền, nghĩa vụ của những người sử dụng (bao gồm cả người mua và người bán) trên sàn giao dịch thương mại điện tử
Quyền, nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch kinh doanh online được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mô tả chi tiết, cụ thể quy trình giao dịch đối với các loại giao dịch được triển khai, tiến hành trên sàn TMĐT (quy trình mua hàng, quy trình bán hàng, quy trình đăng bài…)
Thông tin về các hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh trái pháp luật của người bán trên website.
Giới hạn, phân định trách nhiệm của các doanh nghiệp thiết lập website với những người mua, người bán trên website.
Quy định quản lý thông tin và an toàn thông tin trên sàn TMĐT.
Cơ chế, biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa các bên liên quan khi tiến hành giao dịch mua bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ online trên sàn TMĐT.
Chính sách của sàn TMĐT để bảo vệ thông tin cá nhân của những người sử dụng cung cấp trong quá trình đăng ký thành viên, sử dụng dịch vụ mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT.
Biện pháp xử lý các hành vi vi phạm của người mua hoặc người bán khi không tuân thủ các quy định trong Quy chế quản lý hoạt động của sàn TMĐT và khi có hành vi xâm phạm tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Cơ chế, biện pháp, thời hạn xử lý khi doanh nghiệp nhận được các thông tin phản ánh của người mua hoặc người bán về các hành vi kinh doanh trái pháp luật được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Mẫu Hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận về việc hợp tác giữa doanh nghiệp thiết lập website với những người mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website.
– Các điều kiện giao dịch chứng (nếu có) được áp dụng cho các hoạt động mua hoặc bán hàng hóa, dịch vụ trên website.
Bước 3: Nộp hồ sơ online
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ online trên trang. Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Bộ công thương sẽ phản hồi qua địa chỉ hòm thư (email) mà doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: Bộ Công thương xác nhận hồ sơ đăng ký đã hợp lệ và yêu cầu doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ bản giấy đầy đủ (như hồ sơ đã nộp online) về Cục thương mại điện tử và kinh tế số để hoàn thiện thủ tục và được cấp logo đã Đăng ký với Bộ Công thương.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Bộ Công thương sẽ gửi thông báo về việc hồ sơ không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, sửa đổi thông tin, giấy tờ. Doanh nghiệp sẽ phải quay lại Bước 2 để thực hiện khai báo, sửa đổi và đính kèm các hồ sơ sau khi đã sửa đổi, bổ sung.
Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh online tại Greenlaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực đăng ký giấy phép kinh doanh online, Luật Greenlaw tự hào với đội ngũ luật sư uy tín – trách nhiệm – nhiệt huyết sẽ mang đến chất lượng tư vấn và thực hiện thủ tục tốt nhất – nhanh chóng và hiệu quả nhất cho khách hàng.
Cụ thể, dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh online của Greenlaw bao gồm:
– Tư vấn miễn phí cho khách hàng về toàn bộ các quy định pháp luật, điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh online.
– Hỗ trợ soạn thảo, xây dựng Bộ đề án hoạt động sàn TMĐT cho khách hàng.
– Chỉnh sửa, xây dựng các chính sách, quy chế hoạt động cho sàn TMĐT (chính sách vận chuyển, chính sách thanh toán, chính sách đổi/trả hàng hóa, chính sách bảo hành sản phẩm…)
– Đại diện theo ủy quyền để nộp hồ sơ, nhận kết quả, xử lý các công việc có liên quan đến thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online trên hệ thống trực tuyến và trực tiếp tại Cục thương mại điện tử và kinh tế số – Bộ Công thương.
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề sau khi có giấy phép, thực hiện việc báo cáo định kỳ hàng năm theo quy định của Bộ Công thương.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc đăng ký giấy phép kinh doanh online. Quý khách muốn sử dụng dịch vụ xin giấy phép xin vui lòng liên hệ với tổng đài của chúng tôi hoặc để lại thông tin bên dưới đội ngũ chuyên viên và luật sư sẽ liên lạc và giải đáp thắc mắc.